Ảnh minh hoạ.
Theo đó, chi phí dự phòng quý 4/2022 của VPBank tăng 31% so với cùng kỳ lên 7.320 tỷ đồng. Chi phí hoạt động tăng tới 42% lên 4.065 tỷ đồng.
Dù vậy, thu nhập hoạt động (TOI) của ngân hàng vẫn tăng trưởng tích cực trong quý 4/2022. Cụ thể, thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng 20,6% so với cùng kỳ và đạt 10.282 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 57% lên 1.881 tỷ đồng, lãi từ hoạt động khác tăng 54% lên 898 tỷ đồng.
Chỉ riêng mảng kinh doanh ngoại hối bị lỗ 340 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán lãi 46 tỷ, giảm 94% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù lợi nhuận trước thuế quý 4/2022 của VPBank sụt giảm đáng kể nhưng nhà băng này vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 tăng 47,7% so với năm 2021, đạt 21.219 tỷ đồng.
Lợi nhuận của VPBank chủ yếu đến từ ngân hàng mẹ, trong đó lợi nhuận trước thuế tại ngân hàng mẹ đạt hơn 24.000 tỷ đồng, thể hiện kết quả tích cực qua các chỉ số hiệu quả như chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) lần lượt đạt 3,7%, 25,6% và 19,3%, nằm trong top dẫn đầu thị trường.
-
Vietcombank tính tăng vốn điều lệ lên 75.000 tỷ đồng, soán ngôi vương của VPBank
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán: VCB) vừa công bố tờ trình bổ sung về phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận giữ lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018.