Theo đó, Hoàng Anh Gia Lai dự kiến chào bán riêng lẻ 161,9 triệu cổ phiếu ở mức giá 10.500 đồng/cổ phiếu để huy động gần 1.700 tỉ đồng từ các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Toàn bộ số cổ phiếu từ đợt chào bán sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.
Số tiền thu được lần này sẽ chi 1.200 tỉ để bổ sung vốn lưu động (qua hình thức cho vay) với các công ty con, cụ thể là Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai, Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai và Công ty CP Gia súc Lơ Pang.
500 tỉ đồng còn lại sẽ dành để trả nợ gốc đối với trái phiếu phát hành ngày 30/12/2016.
Hoàng Anh Gia Lai dự kiến chào bán riêng lẻ 161,9 triệu cổ phiếu để huy động gần 1.700 tỉ đồng từ các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
Về thứ tự ưu tiên sử dụng vốn, HAGL cho biết, tùy theo tổng lượng vốn thực tế huy động được từ đợt chào bán cổ phiếu, hội đồng quản trị sẽ ưu tiên giải ngân vốn cho Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai trước, tiếp đến là trả nợ trái phiếu và sau đó mới rót vốn cho các công ty con còn lại.
Thời gian thực hiện trong năm 2022, sau khi được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Hồi cuối tháng 4, HAGL đã công bố điều chỉnh danh sách nhà đầu tư tham gia đợt chào bán cổ phần riêng lẻ.
Theo đó, danh mục nhà đầu tư điều chỉnh tăng lên thành 9 nhà đầu tư so với chỉ 3 nhà đầu tư công bố trước đó là Công ty TNHH Glory Land, Quản lý quỹ Việt Cát và ông Nguyễn Đức Quân Tùng.
Ngoài ra có thêm 6 nhà đầu tư cá nhân mới tham gia đợt chào bán cổ phiếu của HAG gồm ông Nguyễn Văn Quý, Nguyễn Anh Hòa, Lương Văn Thiện, Lê Minh Hùng, Trần Dũng, Phạm Ngọc Sinh.
Trong đó, đáng chú ý Nguyễn Văn Quý hiện đang nắm 34 triệu cổ phiếu HAG. Nhà đầu tư này dự kiến tham gia mua hơn 19 triệu cổ phiếu chào bán, nâng sở hữu lên 4,87%, gần tiệm cận với tỉ lệ là cổ đông lớn tại doanh nghiệp.Trong khi lượng mua của Glory Land giảm mạnh từ 95,2 triệu xuống còn 38 triệu cổ phiếu và ông Nguyễn Đức Quân Tùng giảm từ 19 triệu xuống 11,4 triệu cổ phiếu.