Chiều 8/8, nhiều doanh nghiệp thép trong nước đã tiếp tục thông báo hạ giá sản phẩm với mức giảm lên đến 1,31 triệu đồng/tấn.
Trong đợt điều chỉnh lần này, thương hiệu thép Pomina có mức giảm giá mạnh nhất với mặt hàng thép cuộn CB240. Theo đó, mỗi tấn thép cuộn sẽ rẻ hơn 1,31 triệu đồng/tấn, xuống còn 14,98 triệu đồng/tấn. Thép thanh vằn D10 CB300 cũng được giảm thêm 310.000 đồng/tấn xuống còn 16,39 triệu đồng/tấn.
Giá thép xây dựng trong nước giảm lần thứ 13 liên tiếp với mức giảm lên đến 1,31 triệu đồng/tấn
Với thép Hòa Phát, thương hiệu thép xây dựng này điều chỉnh giảm 300.000 đồng/tấn đối với 2 mặt hàng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này tại khu vực miền Bắc còn 14,88 triệu đồng/tấn và 15,74 triệu đồng/tấn.
Tương tự, thép Việt Ý và thép Việt Đức thông báo giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 260.000 đồng/tấn với 2 loại thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Theo đó, giá thép xây dựng mới nhất của thép Việt Ý là 14,75 triệu đồng/tấn và 15,5 triệu đồng/tấn. Về thép Việt Đức, giá 2 loại thép trên giảm còn 14,75 triệu đồng/tấn và 15,05 triệu đồng/tấn.
Với thép Việt Nhật, giá thép hôm nay ngày 9/8 là 14,75 triệu đồng/tấn đối với CB240 và 15,35 triệu đồng/tấn với mặt hàng D10 CB300 sau khi đã giảm lần lượt 200.000 đồng/tấn và 310.000 đồng/tấn.
Như vậy, với đợt giảm mới nhất, các mặt hàng thép trong nước đã ghi nhận lần giảm giá thứ 13 liên tiếp kể từ ngày 11/5. Hiện giá mặt hàng này dao động trong khoảng 14,7-16,3 triệu đồng/tấn tùy từng thương hiệu và loại thép.
Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân khiến giá thép giảm liên tục là do giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thép đã giảm đáng kể.
Ngoài ra, những yếu tố khiến triển vọng thị trường thép nửa cuối năm không mấy khả quan bao gồm tốc độ giải ngân đầu tư công chậm, ngân hàng kiểm soát tín dụng bất động sản, thị trường Trung Quốc ảm đạm và mùa cao điểm xây dựng đã qua... cũng là nguyên nhân khiếm giá thép quay đầu giảm mạnh.
Hiệp hội thép Việt Nam cho rằng, giá thép trong nước vẫn sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới, thậm chí có thể kéo dài đến hết quý 3/2022.
Giá thép liên tục giảm mạnh đã ảnh hưởng đáng kể đến bức tranh lợi nhuận ngành thép. Hầu hết các doanh nghiệp thép đều ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm trong quý 2 vừa qua, thậm chí lỗ.
Tính đến cuối quý 2, tổng lượng tồn kho của các doanh nghiệp thép trên sàn chứng khoán ước tính lên đến 110.000 tỷ đồng, tăng 20.000 tỷ so với cuối quý 1. Theo đó, đây là mức tồn kho kỷ lục của ngành thép từ trước tới nay, vượt xa đỉnh cũ hồi cuối quý 3 năm ngoái.
-
Thị trường thép xây dựng cạnh tranh khốc liệt về giá bán
Nhu cầu thép suy yếu đã tác động trực tiếp đến giá nguyên liệu đầu vào, kéo theo giá các mặt hàng thép xây dựng trong nước giảm liên tiếp trong thời gian qua.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....