Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch vừa qua (28/10 - 3/11).
Đóng cửa tuần, chỉ số MXV-Index rơi 1,35% xuống 2.163 điểm. Đáng chú ý, nhóm năng lượng dẫn dắt xu hướng suy yếu của toàn thị trường khi giá toàn bộ 5 mặt hàng đều giảm, riêng hai mặt hàng dầu WTI và Brent lao dốc hơn 3%.
Diễn biến cùng chiều, giá các mặt hàng nhóm kim loại quý như bạc và bạch kim cũng hạ gần 3,3% sau hai tuần tăng liên tiếp trước đó.
Giá quặng sắt phục hồi sau gói kích thích kinh tế mới của Trung Quốc
Theo MXV, khép lại tuần giao dịch vừa qua, thị trường kim loại diễn biến phân hóa. Trong khi các kim loại quý giảm giá thì quặng sắt lại cho thấy dấu hiệu phục hồi.
Đối với nhóm kim loại quý, cả giá bạc và bạch kim đều điều chỉnh giảm sau hai tuần tăng liên tiếp, lần lượt chốt tuần tại 32,68 USD/oz và 1.002,9 USD/oz.
Nguyên nhân chính đến từ việc vai trò trú ẩn của kim loại quý bị suy yếu do lợi suất trái phiếu Mỹ và tỷ giá USD tăng cao. Cụ thể, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 4,36% - mức cao nhất trong 4 tháng qua. Trong khi chỉ số Dollar Index leo lên 104,28 điểm, duy trì vùng đỉnh ba tháng.
Về nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX gần như đi ngang với mức tăng nhẹ 0,3% lên 9.637,5 USD/tấn.
Trong tuần, giá đồng chỉ dao động trong biên độ hẹp 5,6-5,74 USD/tấn do thị trường thiếu vắng động lực định hướng rõ ràng. Trong khi triển vọng tiêu thụ đồng ngày càng mờ nhạt, thị trường lại đón nhận nhiều tín hiệu tích cực về nguồn cung. Các quốc gia sản xuất lớn như Chile, Peru và công ty khai thác hàng đầu Codelco đều báo cáo sản lượng đồng khả quan trong tháng 9 và quý 3/2024.
Theo khảo sát của Reuters, thị trường đồng tinh chế toàn cầu dự kiến thiếu hụt 147.500 tấn trong năm tới, thấp hơn so với mức hơn 165.700 tấn được dự báo hồi tháng 7.
Đáng chú ý, giá quặng sắt đã phục hồi 1,22% lên 102,36 USD/tấn, chủ yếu nhờ kỳ vọng về gói kích thích kinh tế mới từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, lo ngại về nhu cầu yếu vẫn đang cản trở đà tăng mạnh của giá quặng sắt. Hiệp hội Thép châu Âu vừa hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu thép tại EU xuống âm 1,8% trong năm nay, trái ngược với ước tính tăng 1,4% đưa ra hồi tháng 7.
Trước đó, Hiệp hội Thép Thế giới (WorldSteel) cũng dự báo nhu cầu thép toàn cầu năm nay sẽ giảm 0,9% xuống 1,75 tỷ tấn, riêng tại Trung Quốc - thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, mức giảm dự kiến là 3%.
Tại Việt Nam, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2024, cả nước nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép, trị giá khoảng 9 tỷ USD, tăng mạnh 31,7% về lượng và tăng 19% kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2023. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% về giá so với 9 tháng năm 2023.
Riêng tháng 9/2024, nhập khẩu gần 1,55 triệu tấn sắt thép, tương đương trên 1,06 triệu USD, giá trung bình 688 USD/tấn, tăng 15,4% về lượng, tăng 4,3% về kim ngạch nhưng giảm 9,6% về giá so với tháng 8/2024.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất trong tháng 9 đến từ Trung Quốc, với 8,31 triệu tấn, tương đương gần 5,36 tỷ USD, giá 644,5 USD/tấn, tăng 50,6% về lượng, tăng 37,8% kim ngạch nhưng giảm 8,5% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.
Đáng chú ý, thị trường này chiếm 67,6% trong tổng lượng và chiếm 59,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.
-
Sau gói kích thích kinh tế quy mô lớn gần đây của Trung Quốc, giá quặng sắt tiếp tục tăng mạnh lên 108,6 USD/tấn, vùng cao nhất hơn hai tháng trở lại đây.
-
Việt Nam xúc tiến nhập khẩu quặng sắt, than từ Úc
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, Thương vụ Việt Nam tại Úc tiếp tục thúc đẩy nhập khẩu quặng sắt, than, từ Úc và cung cấp danh sách các nhà xuất khẩu, thông tin về giá cả trên ứng dụng Viet-Aus Trade.
-
“Bí kíp” luyện thép NHANH - NHIỀU - RẺ khiến thế giới ngỡ ngàng mà Trung Quốc vừa tìm ra có gì đặc biệt?
Chỉ mất hơn 10 năm, Trung Quốc đã tạo ra công nghệ sản xuất thép không chỉ nhanh hơn mà còn rẻ hơn so với cách làm truyền thống.
-
“Pháp sư” Trung Hoa lại khiến cả thế giới sửng sốt: Chỉ mất 6 giây để hoàn thành quy trình sản xuất thép, nhanh gấp 3.600 lần so với lò cao truyền thống
Công nghệ sản xuất thép này có thể hoàn thành quy trình sản xuất trong vòng chỉ 3-6 giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian 6 giờ của các lò cao truyền thống. Đây hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu....
-
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường THÉP CHẤT LƯỢNG CAO, loại vật liệu nhiều ngành công nghiệp đều cần
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại....