Knight Frank dự báo, kịch bản cho thị trường năm 2013 sẽ không khác mấy so với năm 2012. Ảnh: Bloomberg
Kết quả trên cho thấy sự hồi phục của thị trường nhà ở trên thế giới, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thị trường đã có dấu hiệu cải thiện mặc dù là rất ít.
Trong các khu vực, Hồng Kông là nơi ghi nhận sự gia tăng lớn nhất với mức tăng 23,6% trong năm 2012. Sự thiếu hụt nguồn cung và sự gia tăng đầu tư của các nhà đầu tư đến từ Trung Hoa làm cho giá bất động sản tại nước này tăng cao. Tuy nhiên, nếu chính phủ Hồng Kông vẫn cương quyết kiềm chế việc tăng giá bất động sản bằng cách tăng thuế trước bạ thì tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại trong năm 2013 . Giờ đây, bất động sản trị giá dưới 2 triệu đô la Hồng Kông phải chịu thuế trước bạ là 1,5%, trong khi con số này đối với các tài sản trị giá trên 2 triệu đô la Hồng Kông đã được nâng lên gấp đôi, lên đến 8,5% giá trị tài sản.
Đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng là Dubai với mức tăng giá 19% trong năm 2012. Nhiều năm ‘trồi sụt’ trong bảng xếp hạng, cuối cùng thị trường Dubai đã tìm được chỗ đứng của mình. Các dự án vốn bị đình trệ nay đang sống lại, số lượng giao dịch gia tăng và độ minh bạch của thị trường đang được cải thiện.
Đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng là Mỹ với mức tăng 7,3%, mức tăng hàng năm cao nhất kể từ năm 2006. Trong năm 2012, 19 trong số 20 thành phố của Mỹ trong Bảng chỉ số S&P/Case-Shiller công bố giá hàng năm tăng, nhưng những quy định cho vay nghiêm ngặt vẫn có khả năng kiềm chế tốc độ và sự phục hồi của thị trường trong năm 2013.
Về phần châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Áo lại đi ngược xu hướng của khu vực và có mức tăng trưởng âm lần lượt là 10,5%, 10,2% và 10,1% trong năm 2012.
Tuy nhiên, xếp cuối bảng vẫn là Hy Lạp, Tây Ban Nha và Hà Lan. Riêng Ireland một quốc gia chuyên nằm cuối bảng gần như không thể kiềm hãm tốc độ giảm, ghi nhận đã giảm thêm 4,5% trong năm 2012, so với mức giảm 16,7% trong năm 2011.
Knight Frank dự báo, kịch bản cho thị trường năm 2013 sẽ không khác mấy so với năm 2012. Hoạt động của thị trường nhà ở trên toàn thế giới sẽ phụ thuộc vào các gói kích thích kinh tế, các quy định cho vay được nới lỏng và sự tạo dựng lại niềm tin ở người mua. Thị trường châu Âu với các dấu hiệu rủi ro và bất lợi, được xem như một cái phanh đối với sự tăng trưởng toàn cầu.