Trong dòng vốn của các nhà đầu tư ngoại đổ vào TP.HCM, có 893 dự án với vốn đăng ký đạt 601,1 triệu USD, giảm 12,5% về vốn so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, có 192 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước được điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (gồm các dự án tăng và giảm vốn) với số vốn tăng thêm đạt hơn 1,6 tỷ USD.
Ngoài ra, TP.HCM còn đón dòng vốn đầu tư nước ngoài dười hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp có 2.411 trường hợp với vốn góp đăng ký tương đương 1,74 tỷ, giảm 9,8% so với cùng kỳ. Đây là hình thức nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước.
Trong đó, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với vốn góp là 826,0 triệu USD, chiếm 47,5% tổng vốn góp; hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có số vốn góp đạt 309,9 triệu USD, chiếm 17,8%; hoạt động kinh doanh bất động sản 225,2 triệu USD, chiếm 13,0%. Singapore và Hàn Quốc là hai quốc gia có tỷ trọng vốn góp cao lần lượt chiếm 47,5% và 16,9%.
Bên cạnh những dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng, năm 2022, TP.HCM có 101 dự án đề nghị chấm dứt hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 140,23 triệu USD.
Số dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn thành phố đến ngày 20/12 là 11.273 dự án với vốn đăng ký là 55,84 tỷ USD. Với con số này, TP.HCM dẫn đầu về số dự án còn hiệu lực so với cả nước.
-
Bất động sản kỳ vọng dòng vốn từ FDI
Trong bối cảnh các nguồn vốn cho thị trường bất động sản gặp khó, vốn FDI được xem là tín hiệu tích cực đối với các doanh nghiệp bất động sản trong nước.








-
Bất động sản đầu năm 2025: Bức tranh dòng vốn có gì khác lạ?
Thị trường bất động sản Việt Nam trong những tháng đầu năm 2025 ghi nhận sự chuyển động tích cực trên nhiều kênh vốn. Dòng vốn ngoại tiếp tục tăng tốc mạnh mẽ, tín dụng ngân hàng vào bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc, trong khi thị trườn...
-
Giải ngân FDI cao nhất 5 năm: Lộ diện 2 “thỏi nam châm” hút 90% vốn ngoại
Giải ngân vốn FDI 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng trong 5 năm qua.
-
Việt Nam hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao
Bộ Tài chính nhấn mạnh việc Việt Nam đang chuẩn bị kỹ lưỡng để đón làn sóng đầu tư mới với chiến lược và giải pháp cụ thể. Đặc biệt, việc đón sóng này càng có cơ sở để thực hiện hiệu quả hơn với sự khởi sắc và bứt phá mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư trực...