Thị trường bất động sản (BĐS) đang phải đối mặt với những sức ép lớn như: giá nguyên vật liệu tăng cao, thiếu vốn... Không ít doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng thua lỗ, chịu lãi suất cao từ ngân hàng. Trong khi những gói “giải cứu” thị trường chưa được hé lộ, các công ty nên tự cứu mình trước khi trông chờ vào các giải pháp tháo gỡ của nhà nước.
Không thể trông chờ sự “dễ dãi” của ngân hàng BĐS là một ngành đặc thù, lượng tiền đổ vào thị trường này chiếm một con số khổng lồ. Nhưng đa số đều sử dụng vốn vay nhiều hơn vốn tự có và với tỷ lệ quá lớn, thêm vào đó việc đầu tư BĐS sai phân khúc đã dẫn đến tình tràng đọng hàng, thiếu vốn để tái đầu tư. Bản thân các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh BĐS cũng chưa thực sự có những hành động quyết liệt hơn để khơi thông dòng vốn từ những người có nhu cầu nhà ở thực sự mà chỉ trông chờ sự
Ảnh minh họa. nguồn internet.

Không thể trông chờ sự “dễ dãi” của ngân hàng


BĐS là một ngành đặc thù, lượng tiền đổ vào thị trường này chiếm một con số khổng lồ. Nhưng đa số đều sử dụng vốn vay nhiều hơn vốn tự có và với tỷ lệ quá lớn, thêm vào đó việc đầu tư BĐS sai phân khúc đã dẫn đến tình tràng đọng hàng, thiếu vốn để tái đầu tư.


Bản thân các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh BĐS cũng chưa thực sự có những hành động quyết liệt hơn để khơi thông dòng vốn từ những người có nhu cầu nhà ở thực sự mà chỉ trông chờ sự "dễ dãi" hơn của ngân hàng. Điều này xuất phát từ việc, vốn tự có của doanh nghiệp không nhiều nhưng đây mới chính là mâu thuẫn lớn nhất mà các DN phải tự mình giải quyết.


Trong khi các ngân hàng thương mại đang nỗ lực chạy nước rút để giảm tín dụng cho vay BĐS thì khó có doanh nghiệp nào có thể tiếp cận vốn từ nguồn này. Cho dù có vay được với lãi suất cao như hiên nay thì kinh doanh BĐS không thể hiệu quả. Tuy nhiên quan trọng hơn hiệu quả là tính thanh khoản của thị trường. Đối với nhà sản xuất, không có gì đáng sợ bằng hàng hóa làm ra mà không bán được và cũng không tìm được người mua.


Có thể nói, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư đã góp phần làm chuyên nghiệp hóa thị trường BĐS vốn còn non trẻ ở nước ta. Sau 2 năm đương đầu với việc chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế, điều tích cực có được là việc thị trường đã thanh lọc các đối tượng tham gia. Thị trường có sự phát triển tích cực do có sự cạnh tranh về giá theo hướng giảm dần.


Nhiều chuyên gia cũng kỳ vọng cuộc cạnh tranh này sẽ giúp giá bán BĐS gần hơn với thu nhập của người dân, qua đó thúc đẩy giao dịch, giúp thị trường thoát khỏi tình trạng trầm lắng. Nếu chủ đầu tư chọn hướng đi đúng, thì trong bối cảnh nhiều khó khăn này, họ vẫn có chỗ đứng nhất định.


Tìm hướng đi mới

Các chuyên gia BĐS cho rằng, giữa lúc thị trường BĐS đang trở nên bão hòa và trong bối cảnh diễn biến khó đoán định như hiện nay, việc tìm và lựa chọn hướng đi mới của các doanh nghiệp không những nâng cao được tính cạnh tranh của sản phẩm BĐS mà còn tối đa được lợi ích của chính các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp.


Nhiều ý kiến cho rằng, việc cho vay đối với những dự án BĐS cao cấp, xa xỉ và không cần thiết tại thời điểm hiện tại để tránh tình trạng doanh nghiệp vay tiền, giải phóng mặt bằng, vừa chiếm đất để dành, vừa đầu cơ chờ tăng giá. Nhà đầu tư nên hướng vào phân khúc sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân, định hướng những phân khúc có tiềm năng phát triển lâu dài, chứ không đổ xô làm theo phong trào với những sản phẩm giống nhau.


Về dài hạn, để giúp thị trường BĐS phát triển trở lại mà không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của chính sách cũng như không bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng thì cần tìm thêm các nguồn tài chính, tiền tệ ngoài hệ thống ngân hàng, thay thế kênh cung cấp tài chính cho thị trường. Thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để tạo một nguồn vốn dự phòng phục vụ cho vay mua nhà và tái đầu tư.


Đồng thời, cũng cần phải tăng cường các công cụ kích thích đầu tư nước ngoài thông qua bán các cổ phiếu của doanh nghiệp. Không ngoại trừ giảm giá các doanh nghiệp trong nước để thu hút các nhà đầu tư chiến lược mua lại một phần cổ phiếu các công ty đã cổ phần hóa.


Các doanh nghiệp phải nỗ lực hết sức để tự cứu mình, “cuộc chơi” sẽ vẫn rộng mở cho những đơn vị có thực lực và tiềm lực, và đương nhiên, sẽ khép chặt hoàn toàn với những công ty yếu kém về tài chính non kém về kỹ năng kinh doanh BĐS. Trong 6 tháng tới chắc chắn thị trường sẽ không có đột phá mới mẻ so với 6 tháng đầu năm nhưng sẽ hé rạng ánh sáng của một giai đoạn mới, minh bạch và tươi sáng hơn.


Chúng ta cũng kỳ vọng từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước để có những điều chỉnh hợp lý, cơ chế tín dụng linh hoạt, cơ cấu lại nguồn vốn để bổ sung vốn trung dài hạn cho ngành BĐS; ưu tiên cho dạng nhà bình dân đang thiếu nguồn cung như là một cách để góp phần bảo đảm an sinh xã hội.


Nhưng bài học đắt giá nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện nay là "không tự chủ cứu mình" thì sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi . Nguyên nhân gốc của vấn đề bị loại bỏ là đồng vốn phụ thuộc và sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thực sự của người tiêu dùng mà chủ yếu phục vụ giới đầu cơ.
Theo Thảo Nguyên (Tầm Nhìn)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.