Theo đó, trong tháng 11 và 12/2013, Hà Đông sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 5 dự án. Đây là các khu đất nằm ở khu vực trung tâm quận, giao thông thuận lợi và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, kết nối với các khu đô thị liền kề trên địa bàn.
Đất đấu giá tại Hà Đông giảm giá mạnh |
Cụ thể, đất đấu giá thuộc khu C-khu tái định cư Dương Nội sẽ được đấu với mức giá khởi điểm 22,7 triệu đồng/m2; 42 thửa thuộc khu tái định cư Kiến Hưng (diện tích 55-71m2/thửa) với mức giá khởi điểm 19,4 triệu đồng/m2. Cùng với đó là 6 thửa đất nhỏ lẻ ở các phường Văn Quán, Đồng Mai, Biên Giang (giá khởi điểm từ 7,6 triệu cho đến 38,7 triệu đồng/m2 tùy theo diện tích và địa điểm).
Tiếp đến ngày 23/11 sẽ đấu giá 37 thửa (mỗi thửa rộng 50m2) thuộc khu D-khu tái định cư Dương Nội với mức giá khởi điểm 22,7 triệu đồng/m2 và 18 thửa thuộc thuộc khu tái định cư Kiến Hưng với mức giá khởi điểm 18,7 triệu đồng/m2.
Trong ngày 7/12 sẽ đấu giá 29 thửa lô A khu tái định cư Dương Nội giá khởi điểm 22,7 triệu đồng/m2 và 62 thửa thuộc thuộc khu tái định cư Kiến Hưng với mức giá khởi điểm 18 triệu đồng/m2.
Quận Hà Đông vốn được xem điểm nóng các dự án bất động sản, nếu như trước đây đất đấu giá tại các khu vực trung tâm của quận Hà Đông được nhiều nhà đầu tư săn đón với mức giá khởi điểm cao ngất ngưởng 50 - 70 triệu đồng/m2 thì nay giá khởi điểm đấu được đưa ra khá khiêm tốn, giảm tới 50%.
Mới đây, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng vừa có báo cáo kết quả đấu giá đất và giao đất dịch vụ trên địa bàn, tính đến hết tháng 7/2013.
Theo Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Vũ Hồng Khanh, đến 31/7, kết quả thực hiện kế hoạch đấu giá đất trên địa bàn Hà Nội vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 34% kế hoạch cả năm với giá trị 679 tỷ đồng, ngoại trừ một số quận huyện như Long Biên, Tây Hồ, Đông Anh…đạt khá, từ 60 -90%.
Thành phố cũng giao các sở ngành chủ động rà soát các khu đất đấu giá nhưng gặp khó khăn, kém hiệu quả do thị trường bất động sản trầm lắng, đề xuất với Uỷ ban nhân dân Thành phố, chuyển sang đất dịch vụ để giao cho dân.
Trước đó, hồi năm 2012, một số địa phương trên địa bàn Hà Nội đã không thể tiến hành đấu giá đất theo kế hoạch vì thị trường bất động sản quá xấu. Trong khi đó, một số địa phương khác vẫn tiếp tục tiến hành bán đấu giá đất theo dự kiến, kết quả đấu giá không như mong đợi.
Đó là tình trạng đất đấu giá bị ế hoặc tình trạng người trúng đấu giá không có tiền nộp khiến con số tiền nợ sau đấu giá tại một số địa phương làm nhiều người phải giật mình. Chẳng hạn tại Gia Lâm, sau đấu giá đất, số tiền người trúng đấu giá nợ lên đến 505 tỷ đồng, trong khi đó, một địa phương khác như Đông Anh, số tiền nợ sau đấu giá đất cũng lên đến 254 tỷ đồng.
Lý giải tình trạng nợ tiền trúng đấu giá tràn lan, một chuyên gia bất động sản cho biết,trong các cuộc đấu giá đất tại các địa phương, phần lớn người tham gia đấu giá là các nhà đầu cơ lướt sóng. Trong điều kiện thị trường bất động sản ảm đạm và đi xuống, những nhà đầu cơ này không thể bán được hàng ngay, dẫn tới việc người trúng đấu giá phải nợ tiền mua đất.
Mặt khác, tại một số địa phương, giá sàn đất đấu giá được định quá cao nên nhiều nhà đầu tư sau khi trúng đấu giá còn có ý định trả lại đất. Chuyên gia bất động sản này lấy dẫn chứng cụ thể đợt đấu giá đất tại huyện Gia Lâm mới đây, khi giá sàn đấu giá lên đến 23 - 30 triệu/m2. Trong khi đó, ngoài thị trường, giá đất tại khu vực này chưa đến 23 triệu đồng/m2 đã dẫn tới tình trạng người trúng đấu giá không thể bán được đất.
-
Bắc Giang sắp đấu giá 187 lô đất, giá khởi điểm thấp nhất hơn 1,1 tỷ đồng
187 lô đất tại huyện Lục Ngạn và thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ được đưa ra đấu giá quyền sử dụng trong ngày 27 và 28/12.
-
Đà Nẵng đấu giá đất “vàng” đường Bạch Đằng với giá khởi điểm hơn 889 tỷ đồng
Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng đã có thông báo về việc đấu giá đất “vàng” trên đường Bạch Đằng với giá khởi điểm hơn 889 tỷ đồng.
-
Thị trường đất đấu giá có diễn biến mới
Thời gian gần đây, thị trường đất đấu giá tại một số tỉnh Bình Định, Quảng Trị đã có tín hiệu phục hồi, số lượng khách hàng trúng đấu giá quyền sử dụng đất tăng cao.