Bất động sản Khánh Hòa sẽ phát triển ra sao trong thời gian tới?
Những dự báo lạc quan
Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết, trong quý 3/2022, trên địa bàn tỉnh có 5.541 lô đất nền, 627 căn nhà ở riêng lẻ và 221 căn chung cư giao dịch thành công qua công chứng.
Như vậy, so sánh với quý 2/2022, lượng giao dịch nhà ở riêng lẻ và đất nền trong quý 3/2022 có phần giảm, nhưng lượng giao dịch chung cư lại bật tăng.
Trong khi đó, nếu so sánh với quý 1/2022 thì lượng giao dịch bất động sản tại Khánh Hòa trong quý 3/2022 vẫn tăng đều ở các phân khúc nêu trên.
Mặc dù thị trường bất động sản đang trong giai đoạn khó khăn với hàng loạt thông tin như lãi suất tăng, dòng vốn vào kênh đầu tư này co hẹp, nhưng Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa vẫn nhận định bất động sản tỉnh này sẽ có những hiệu ứng tốt hơn trong thời gian tới.
Lý giải cho việc đưa ra nhận định nêu trên, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết, thị trường bất động sản ấm dần lên với các thông tin tích cực từ việc Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các nhà đầu tư tiếp tục triển khai và đưa dự án vào khai thác.
Việc các bộ luật ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh bất động sản như Luật Đất đai, Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi. Đồng thời nhiều nhà đầu tư đang mong muốn được nghiên cứu đầu tại tỉnh Khánh Hòa nên dự báo trong quý 4/2022 tình hình bất động sản sẽ trở nên sôi động hơn.
Cũng theo Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, các đồ án lớn của tỉnh đang được triển khai đồng bộ cũng tạo nên chuyển biến tích cực đối với thị trường bất động sản tỉnh.
Đơn cử như Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2040; Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022 trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích sàn nhà ở cần đầu tư xây dựng khoảng 1 triệu m2 sàn tương ứng 13.398 căn.
Trong đó, nhà ở thương mại dự kiến tăng thêm khoảng 374.245m2 sàn, tương đương với 3.742 căn; nhà ở xã hội dự kiến tăng thêm khoảng 39.609m2 sàn, tương đương với 819 căn; nhà ở để phục vụ tái định cư dự kiến khoảng 25.200 m2 sàn, tương đương với 420 căn; nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng dự kiến khoảng 589.167 m2 sàn, tương ứng với 8.417 căn.
Tổng nguồn vốn để thực hiện khoảng 10.390 tỉ đồng. Trong đó, nhà ở thương mại dự kiến 4.403 tỉ đồng; nhà ở xã hội dự kiến 315 tỉ đồng; nhà ở tái định cư dự kiến 273 tỉ đồng; nhà ở dân tự xây dự kiến 5.398 tỉ đồng.
Sắp có làn sóng đầu tư mới đổ bộ vào Khu kinh tế Vân Phong?
Sắp có làn sóng đầu tư mới
Sau một thời gian khẩn trương tổ chức thực hiện, ngày 13/10 vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Tờ trình đề nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; thể hiện rõ vai trò một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
Ngoài ra, khu kinh tế Vân Phong sẽ trở thành địa bàn động lực phát triển mới của tỉnh và vùng Nam Trung Bộ; hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ; chuỗi đô thị ven biển phát triển theo hướng hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc.
Tờ trình nêu trên cũng cho biết, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 8%/năm. Trong đó giai đoạn 2021-2025 đạt 7,1%/năm, giai đoạn 2026-2030 đạt 8,8%/năm.
Thời kỳ 2021-2030, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng trưởng khoảng 3%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng từ 9-10%/năm; dịch vụ tăng 8-9%/năm.
Cơ cấu kinh tế đến năm 2030 với tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 7-8% GRDP; công nghiệp - xây dựng chiếm 33-34%; dịch vụ chiếm 50-51%.
Đặc biệt, GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 104 triệu đồng và đến năm 2030 đạt 189 triệu đồng; tỷ lệ đô thị hóa đạt 70% vào năm 2030; tổng lượt khách du lịch đến năm 2030 đạt 13,8 triệu lượt khách, trong đó có 7 triệu lượt khách quốc tế và 6,8 triệu lượt khách du lịch nội địa.
Ngày 31/10/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa chính thức phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thành phố Nha Trang đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất thành phố Nha Trang. Theo đó, diện tích đất phi nông nghiệp được điều chỉnh tăng mạnh từ 7.634ha lên 16.631ha vào năm 2030.
Trong số đó, diện tích đất thương mại – dịch vụ được điều chỉnh tăng mạnh từ 996ha (năm 2020) lên 3.866ha (năm 2030); diện tích đất ở tại nông thôn được điều chỉnh tăng từ 606ha (năm 2020) lên 1.678ha (năm 2030); diện tích đất ở tại đô thị được điều chỉnh tăng từ 1.212ha (năm 2020) lên 2.261ha (năm 2030).
Trong báo cáo số 271/BC-UBND ngày 27/10/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết sau khi đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Phong được phê duyệt, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong sẽ rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục mời gọi nhà đầu tư chiến lược vào khu kinh tế và triển khai thu hút đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư nộp hồ sơ thuộc loại dự án sân bay hoặc cảng biển có quy mô vốn từ 2.300 tỉ đồng trở lên, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong sẽ thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đăng ký đầu tư, tiến hành tiếp nhận hồ sơ và tham mưu UBND tỉnh theo đúng trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại điều 36 Luật Đầu tư năm 2020.
Để có cơ sở xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân bay của các nhà đầu tư chiến lược, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về quy hoạch sân bay trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong.
Trong đó, UBND tỉnh Khánh Hòa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến chấp thuận về việc quy hoạch xây dựng Cảng hàng không Vân Phong trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cùng với đó là báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung Cảng hàng không Vân Phong tại Khu kinh tế Vân Phong vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
-
Hé lộ quỹ đất phát triển mới tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định số 2978/QĐ-UBND chính thức phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thành phố Nha Trang đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất thành phố Nha Trang.
-
Khánh Hòa vừa phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực Hòn Nghê hơn 388 ha
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định số 61/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu vực Hòn Nghê, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang.
-
Crystal Bay được gia hạn trái phiếu, bổ sung tài sản bảo đảm là 31,11 triệu cổ phiếu tại Cam Ranh Riviera Resort
Công ty Cổ phần Crystal Bay mới công bố thông tin về việc được đồng ý tiếp tục gia hạn lô trái phiếu trái phiếu CBGCB2124001 đến ngày 05/05/2025, tương ứng kỳ hạn 42 tháng kể từ ngày phát hành.
-
Tương lai Khánh Hòa qua kế hoạch thực hiện quy hoạch 2021-2030
Ngày 15/01/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chính thức ký Quyết định số 100/QĐ-TTg, thông qua Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây được coi là bước ngoặt chiến lược giúp tỉnh Khánh Hòa bứt phá...