Nếu thương vụ thâu tóm NBB diễn ra thành công, CII sẽ tận dụng được lợi thế kinh nghiệm và quỹ đất sạch dồi dào từ NBB
Thực chất, việc CII thâu tóm NBB đã rộ lên từ đầu năm 2015. Theo dự kiến, CII sẽ đàm phán với NBB nhằm tăng tỷ lệ sở hữu tại NBB lên 45% vào cuối năm 2015.
Tuy nhiên, việc thâu tóm diễn ra chậm hơn dự kiến. Hồi tháng 3/2016, CII cho biết vẫn đang tiếp tục câu chuyện M&A NBB để trở thành CII Land. Tuy nhiên tiến độ có vẻ là chậm hơn so với trường hợp CII B&R hay SII.
Thời điểm đó, CII cho rằng việc chậm trễ này xuất phát từ nhóm cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài của NBB chưa đồng thuận với đề xuất M&A mức giá 27.200 đồng/cổ phần, dù cao hơn thị trường gần 30%.
Trong năm 2016 CII đã tạm thời giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu NBB xuống 19,99 % và ngưng kế hoạch.
Nếu thương vụ thâu tóm NBB diễn ra thành công, CII sẽ tận dụng được lợi thế kinh nghiệm và quỹ đất sạch dồi dào từ NBB. Hiện NBB đang nắm trong tay quỹ đất gần 400 ha, trong đó tại TP.HCM có 26ha.
Bên cạnh đó, HĐQT CII cũng thông qua việc điều chỉnh kế hoạch tài chính năm 2017 và tỷ lệ chi trả cố tức năm 2016 để trình đại hội đồng cổ đông năm 2017. Theo đó, trong năm 2017 CII đặt mục tiêu doanh thu 5.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 1.430 tỷ đồng, tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2016 là 18,5%, tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2017 là 20%.
Trước đó, CII đã công bố thông tin về kế hoạch tài chính năm 2017 với chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 1.061 tỷ đồng và tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2017 là 20%.