Nhanh ‘ẩu đoảng’
Ngày 29/1 chỉ để đính chính thông tin trước đó báo chí đã nêu rằng phát ngôn của Bộ Xây dựng trong năm 2012, số doanh nghiệp ngành xây dựng có lãi là 80%, Bộ này đã dành một cuộc họp báo khá hoành tráng.
Theo đó, ông Đỗ Đức Duy, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ Xây dựng cho rằng doanh nghiệp ngành xây dựng thua lỗ gia tăng mạnh trong các năm 2011 và 2012. Năm 2011 có 14.998/48.733 doanh nghiệp thua lỗ (30,8%) và năm 2012 có 17.000/55.870 doanh nghiệp thua lỗ (30,4%).
Dù rằng các con số báo cáo được ‘nhào nặn’ đủ kiểu nhưng chỉ làm một phép tính sơ thì cũng suy ra vậy là số doanh nghiệp xây dựng có lãi cũng tới gần 70%.
Sự thể này càng được ‘tố’ rõ hơn khi thống kê từ 124 DN trên 2 sàn chứng khoán gồm có kinh doanh BĐS, sắt thép, xi măng, xây dựng… thì BĐS vẫn là doanh nghiệp có con số lãi khủng.
Có tới trên 80% doanh nghiệp bất động sản lãi 'khủng' trên sàn chứng khoán
Đứng đầu là VIC, lợi nhuận kếch xù 1.847 tỷ đồng, hầu hết tập trung vào các dự án BĐS mà công ty đang đầu tư và khai thác.
Kế đó là REE, lãi ròng 657 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch đề ra của năm, riêng lĩnh vực cho thuê BĐS đã đem về doanh thu 121 tỷ đồng.
Sàn chứng khoán cũng đón nhận những tín hiệu tích cực từ các DN lỗ năm ngoái nay bắt đầu có lãi. Mặc dù chỉ lãi 3 tỷ đồng, nhưng là nỗ lực đáng ghi nhận của QCG khi năm trước lỗ tới 44, tỷ đồng! Doanh thu tăng nhờ công ty xây dựng xong và tiến hành bàn giao căn hộ, đất nền tại hàng loạt dự án như Giai Việt, The Mansion, Trung Nghĩa, 13E Phong Phú Bình Chánh.
Băn khoăn cứu doanh nghiệp BĐS
Những con số này phần nào phù hợp với quan điểm của các chuyên gia cho rằng nhà nước cần cân nhắc khi cứu các doanh nghiệp BĐS.
Theo các chuyên gia, giá bất động sản hiện chưa phải là giá thực. Người dân mua nhà với giá hiện nay là đã phải gánh thêm rất nhiều chi phí, nếu cứu không đúng địa chỉ, người dân sẽ càng thêm thiệt thòi.
Một trong những điều mà không nên để người có nhu cầu mua nhà thực sự phải ‘gánh’ giá cao khi lượng số tiền không nhỏ thất thoát trong đầu tư, tham nhũng cũng chảy vào thị trường nhà đất. Điều này tạo ra cung ảo trên thị trường. Nhiều người sở hữu càng nhiều bất động sản họ càng có nhu cầu đầu cơ mạnh và mua đi bán lại nhằm đẩy giá lên.
Trước đó, tại một cuộc họp bàn tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, ông Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đã rất thẳng thắn cho rằng nếu bán giá 13,5 triệu/m2 doanh nghiệp vẫn có lãi.
Ông Hùng còn dẫn một ví dụ để chứng minh từ chính một dự án tòa nhà ở cho Bộ Công an tại đường Láng – Hòa Lạc mà ông được mời dự khởi công.
Theo ông Hùng, do chủ đầu tư của công trình là chỗ quen biết đã tâm sự thật với ông rằng: giá của các căn hộ ở đây là 13,5 triệu/m2, đây là lần đầu tiên có giá thấp như vậy nhưng tính ra lợi nhuận thì nhà đầu tư vẫn lãi khá nhiều.
Từ câu chuyện này, ông Hùng quay trở lại vấn đề: “Ta cứ hô cứu thị trường bất động sản nhưng một vấn đề rất quan trọng là giá bất động sản hiện nay đã hợp lý hay chưa? Có phù hợp với sức mua của thị trường hay không? Làm thế nào để người có nhu cầu thực sự có thể mua được nhà để ở? Nếu giá thị trường không phù hợp với sức mua của thị trường thì nếu chúng ta có kích cầu bằng cách hạ lãi suất cho vay bất động sản xuống 3% hay 5% thì cũng vẫn cao gần gấp đôi so với lãi suất cho vay bất động sản ở các nước trên thế giới”, ông Hùng nói.
Tất cả các dẫn giải dù dễ hay khó nghe nhưng dường như chưa đủ sức thuyết phục. Chỉ đến khi con số trên sàn chứng khoán chứng minh rõ ràng: nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn lãi khủng.
-
Bất động sản phía Nam: Nhiều kế hoạch cho năm mới
Dù khởi động năm mới chậm chạp, nhưng các doanh nghiệp địa ốc phía Nam đều đặt ra những kế hoạch cụ thể, dài hơi cho mình trong năm Quý Tỵ. <br/br>
-
Ba Vì- Hà Nội: Biệt thự bức tử đồi rừng - Bài 1: Hô biến đất rừng thành thổ cư
Hàng chục ha đất đồi rừng, đất nông lâm trường tại Ba Vì - Hà Nội đã bị xẻ thịt làm biệt thự siêu sang mà “công” lớn thuộc về sự thiếu trách nhiệm của một số cán bộ địa phương. Nhiều khu đồi rừng tại Ba Vì đang đứng trước nguy cơ bị triệt hạ...
-
Bộ trưởng Xây dựng: 'Chia nhỏ căn hộ là bất đắc dĩ'
Cho rằng chia nhỏ căn hộ đã hoàn thiện không phải là giải pháp tối ưu, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, dự án cần cơ cấu chính là những công trình còn đang ở trên giấy, chưa triển khai.