Ngày 27/11, Chính phủ trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đây là nội dung mới được Quốc hội thống nhất bổ sung vào chương trình kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV.
Tại tờ trình gửi Quốc hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao, trong khi các nguồn điện than, khí sẽ gặp nhiều khó khăn trong nguồn cung.
Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Ảnh VGP
Trong bối cảnh hiện nay, việc xem xét phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam là cần thiết nhằm đa dạng hóa nguồn cung, đảm bảo an ninh năng lượng; đồng thời đáp ứng nhiệm vụ kép là vừa cung cấp điện nền, vừa là nguồn điện xanh, bền vững, thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" năm 2050.
"Khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nhằm giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng", Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nói.
Về nhiệm vụ, giải pháp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết, Chính phủ sẽ xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển điện hạt nhân; hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, phát triển, khai thác, vận hành, bảo vệ, định mức tiêu chuẩn, quy phạm quản lý chất thải các nhà máy điện hạt nhân.
Chính phủ cũng khẳng định sẽ xây dựng kế hoạch nghiên cứu, phát triển khoa học - công nghệ trong tình hình mới, đào tạo, phát triển xây dựng nguồn nhân lực điện hạt nhân.
Nghiên cứu khả năng nội địa hóa công nghệ điện hạt nhân, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Sử dụng tối ưu nguồn lực đã có trong lĩnh vực điện hạt nhân; tận dụng tối đa các kết quả đã thực hiện đối với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và điện hạt nhân Ninh Thuận 2 trong quá trình nghiên cứu, tiếp tục triển khai các dự án này.
Hình thành cơ quan chuyên trách về quản lý nhà nước đối với điện hạt nhân; xây dựng chương trình, kế hoạch hành động nhằm đạt được sự đồng thuận rộng rãi của xã hội đối với chương trình phát triển điện hạt nhân.
Chính phủ trình Quốc hội xem xét khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc hội cho biết, cơ quan thẩm tra Quốc hội thống nhất với sự cần thiết về việc tiếp tục chủ trương dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo tờ trình của Chính phủ.
Nếu Quốc hội đồng ý, việc tiếp tục chủ trương dự án sẽ được đưa vào Nghị quyết kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV thông qua tại phiên bế mạc kỳ họp.
Tại Nghị quyết 41 năm 2009 của Quốc hội khóa XII, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy (Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2), mỗi nhà máy có 2 tổ máy với tổng vốn đầu tư khoảng 200.000 tỷ đồng (tại thời điểm lập dự án vào cuối 2008).
Công suất 2 nhà máy trên 4.000 MW, mỗi nhà máy khoảng 2.000 MW. Theo dự kiến khởi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020.
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
-
Thống nhất chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Ban Chấp hành Trung ương cơ bản thống nhất chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
-
Thống nhất chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Ban Chấp hành Trung ương cơ bản thống nhất chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
-
Siêu dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất 1.500 MW, do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD)....
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...