Giá biệt thự, liền kề tại Hà Nội dự sẽ tiếp tục tăng. Ảnh minh hoạ
Báo cáo quý 4.2021 của Savills cho thấy thị trường không ghi nhận dự án nào mới, trong khi nguồn cung mới chỉ đến từ các giai đoạn tiếp theo của ba dự án đang bán.
Nguồn cung mới đạt 245 căn, tăng 9% theo quý và 29% theo năm. Nguồn cung sơ cấp đạt 1.123 căn, tăng 3% theo quý nhưng giảm 27% theo năm.
Mặc dù nguồn cung sơ cấp đã có sự tăng trưởng nhẹ trong quý này nhưng vẫn ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Quận Tây Hồ dẫn đầu nguồn cung sơ cấp với 28% thị phần, nhỉnh hơn quận Hoàng Mai với 26%.
Tương tự như thị trường căn hộ, hoạt động giao dịch sản phẩm biệt thự/nhà liền kề trong quý 4 đã được cải thiện. Tỷ lệ hấp thụ cho nguồn cung mới đạt 83% nhờ vào các hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư.
Hầu hết các dự án bắt đầu huy động vốn từ khá sớm với các phương thức đa dạng bao gồm hợp đồng góp vốn, hợp tác đầu tư hay hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Lượng giao dịch đạt 411 căn, tăng 96% theo quý nhưng giảm 19% theo năm. Xét về khu vực, quận Tây Hồ ghi nhận lượng giao dịch cao nhất với 40% thị phần, theo sau là huyện Đông Anh với 21%.
Trong đó, nhà liền kề và nhà phố chiếm 57% lượng giao dịch, trong khi Biệt thự chiếm 43% thị phần, tỷ trọng cao nhất từ quý 1.2020.
Giá sơ cấp trung bình của biệt thự đạt 180 triệu đồng/m2 đất, tăng 60% theo quý và 82% theo năm. Giá trung bình của nhà liền kề là 171 triệu đồng/m2 đất, tăng 33% theo quý và 54% theo năm.
Tương tự, sản phẩm nhà phố cũng tăng 12% theo quý và 30% theo năm, đạt mức giá trung bình khoảng 239 triệu đồng/m2 đất.
Trong bối cảnh sản phẩm mới tung ra hạn chế và tỷ lệ hấp thụ cao, giá trung bình trên toàn thị trường sẽ có sự biến động lớn.
Dự báo về những thay đổi cho năm 2022, ông Matthew Powell cho biết thị trường biệt thự/nhà liền kề Hà Nội đã liên tục thiếu hụt nguồn cung sơ cấp trong một thời gian dài. Nguồn cung mới trong năm 2022 chủ yếu đến từ các dự án, khu đô thị lớn ở ngoài trung tâm TP. Hà Nội đạt hơn 3.000 căn đến từ 13 dự án.
Trong đó, 41% đến từ Hoài Đức, theo sau là Đan Phượng với 26%. Khu vực phía tây bao gồm các quận/huyện Hà Đông, Hoài Đức và Đan Phượng sẽ có nguồn cung lớn nhất trong năm 2022 với hơn 2.200 căn.
Phía đông Hà Nội cũng sẽ có sự tăng trưởng mạnh với nguồn cung mới ở Văn Giang, Hưng Yên từ dự án Ecopark và và một dự án lớn mới chuẩn bị mở bán, Vinhomes Dream City.
Ecopark với quy mô gần 500ha, ra mắt năm 2009, vẫn là một dự án lớn tại đây với giá chào bán tăng bốn đến năm lần kể từ khi ra mắt.
Trong quý 1.2022, khu đô thị Vinhomes Dream City rộng 445ha sẽ bổ sung thêm 112 ha quỹ đất nhà ở thấp tầng.
Ngoài Vinhomes Dream City, từ 2022 đến 2024, Vinhomes cũng sẽ triển khai hai đại đô thị khác tại Hà Nội bao gồm Vinhomes Wonder Park rộng 133 ha tại Đan Phượng và Vinhomes Cổ Loa tại Đông Anh khoảng 380ha. Phần lớn sản phẩm của ba dự án này đều là nhà ở thấp tầng.
Trong quá khứ, các dự án của Vinhomes với quy mô tương tự dự án Vinhomes Wonder Park thường mất hai đến ba năm để bán hết. Trong khi các dự án có quy mô lớn hơn như Ecopark thường mất lâu hơn để bán hết quỹ căn.
Ba dự án tương lai này dự kiến sẽ đóng góp khoảng 2.000-3.000 căn mỗi năm vào tổng lượng giao dịch thị trường (bao gồm cả Văn Giang), dự kiến sẽ quay trở lại mức trước đại dịch với 4.500 căn bán được mỗi năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 đạt 12,5 tỉ USD, tăng 10% theo năm. Việt Nam đứng thứ tám thế giới và thứ ba trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về lượng kiều hối năm 2021 theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới.
Với tỷ trọng kiều hối vào bất động sản khoảng 20%, Savills ước tính nguồn vốn này chiếm 2% tổng giao dịch biệt thự/liền kề và khoảng 20% giao dịch căn hộ tại Hà Nội trong năm 2021.
Năm 2022 là một năm nhiều hứa hẹn cho các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Cụ thể, sáu nhánh lên xuống Vành Đai 3 đoạn từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long vừa được thông xe.
Đường sắt số 3 Nhổn – Cầu Giấy hiện đang chạy thử nghiệm trước khi đi vào hoạt động chính thức. Một số dự án trọng điểm góp phần cải thiện giao thông, đời sống kinh tế - xã hội và cảnh quan đô thị của Hà Nội có thể kể tới Đại lộ Tây Thăng Long, đường Vành Đai 3.5, hoặc cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.
Bên cạnh đó, Hà Nội gần đây đang tích cực phối hợp với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc để thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án đầu tư, hình thức đầu tư cho đường Vành Đai 4.
Đây sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu mua bán khi nguồn cung tương lai đến từ 13 dự án nằm chủ yếu tại các khu vực phía tây và phía đông của thủ đô.
-
Dự báo nhiều trụ cột tăng trưởng cho bất động sản 2022
Thị trường bất động sản đã trải qua một năm 2021 nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, một số chuyên gia dự báo thị trường sẽ có nhiều trụ cột tăng trưởng liên quan đến kinh tế vĩ mô trong năm 2022.
-
2025 sẽ là năm của khách thuê văn phòng Hà Nội?
Thị trường Hà Nội đã đạt sự đa dạng và phân hóa về vị trí các khu hành chính/văn phòng. Chính bởi vậy, khách thuê có nhiều sự lựa chọn hơn, và các lựa chọn của khách thuê sẽ không bị gói gọn giới hạn tại một khu vực nữa. Điều này đồng nghĩa với việc ...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
-
Hà Nội giao hàng hàng loạt khu đất chuẩn bị đấu giá
UBND TP. Hà Nội vừa quyết định giao hàng loạt khu đất để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại các địa phương.