Trong khi thị trường căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận sự thay đổi về số lượng giao dịch trong quý 2-2013, với chiều hướng tăng thì tại Thủ đô ghi nhận những động thái khác của chủ đầu tư: giãn, hoãn tiến độ, đẩy phần thiệt, rủi ro cho khách hàng.
Sự "đóng băng” của thị trường bất động sản buộc các dự án phải tìm mọi cách hoãn binh. Ảnh: Minh Hoàng
Điển hình là dự án Usilk City do công ty CP Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư. Dự án này từng gây chấn động tại khu vực phía Tây Hà Nội. Theo dự kiến, tòa nhà CT1 thuộc tổ hợp này đã phải bàn giao cho khách hàng vào tháng 2-2012. Thế nhưng đã quá hạn đến cả năm mà dự án vẫn chỉ là xây xong phần thô chưa thể hoàn thiện. Hiện nay tiến độ thi công của tòa nhà vẫn đang trong tình trạng "chậm như rùa”.
Kế cận với Usilk City, "người hàng xóm” The Pride do chủ đầu tư là Tập Đoàn Hải Phát cũng tìm mọi cách hoãn binh. Từ giữa năm 2012 đến nay, dự án vẫn dậm chân tại chỗ với phần thô đã hoàn thiện. Tiến độ dự án vẫn không nhúc nhích. Trải qua 8 tháng, trung tuần tháng 4 – 2013 các tòa nhà CT1, CT4 vẫn chưa được sơn hay lắp cửa kính. Riêng nhà 45 tầng mới xây được đến tầng 9. Nhiều khối sắt thép đã rỉ sét.
Chị Lan Anh (Mỹ Đình) mua căn hộ tầng 9, tòa nhà CT4 The Pride cho biết: Không biết đến cuối năm đã được nhận nhà chưa. Cuối tháng 4, chị có đến xem xét và gọi điện theo số được hướng dẫn để xem căn hộ mẫu nhưng không liên hệ được.
Ngoài trục đường Lê Văn Lương kéo dài, đường Trần Thái Tông cũng có nhiều dự án sau khi xây dựng xong phần móng vẻ ngoài được rào chắn bên ngoài chắc chắn còn bên trong trống không. Dự án hàng nghìn tỷ đồng nhưng cả năm trời không có người thi công, lèo tèo vài người thợ khuân vác.
Hiện nay gói kích cầu 30.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 6% để vực dậy thị trường bất động sản đã được chính thức triển khai. Một số chủ dự án đã bắt đầu chuyển đổi từ các dự án nhà ở thương mại qua nhà ở xã hội và phối hợp với các ngân hàng cung cấp cho người mua nhà các khoản vay lãi suất thấp. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn tiền này muôn vàn khó khăn, tâm lý mua hàng của khách hàng chưa được khơi thông. Các dự án tìm mọi cách hoãn binh.
Phần lớn các dự án bất động sản khi thực hiện nguồn vốn tự có chỉ từ 15 -20% tổng giá trị đầu tư, phần vốn còn lại chủ yếu đi vay ngân hàng và huy động từ khách hàng. Nhưng ngân hàng ám ảnh nợ xấu, khách hàng cũng không muốn không đầu tư vào bất động sản vì tính thanh khoản thấp. Vốn cho địa ốc bị tắc nên nhiều dự án không thể hoàn thành. Các dự án lại bị chậm tiến độ nên không thể tiến hành thu tiền của khách hàng cũ của mình. Chưa bao giờ, ngành địa ốc lại rơi vào vòng luẩn quẩn như hiện nay.
Minh Liên (Đại Đoàn Kết)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.