Những tháng đầu năm 2021, người dân tại Thanh Hóa được chứng kiến một hiện tượng "sốt đất" chưa từng thấy. Không chỉ giá đất ở tại khu vực ven biển thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) tăng, đất tại các vùng nông thôn, thậm chí vùng hẻo lánh cũng tăng đến chóng mặt.
"Cò" đất từng làm nóng thị trường đất nền ven biển Thanh Hoá
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt giá đất, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do các “cò đất” tự thao túng và thổi giá đất để trục lợi. Điều này đã khiến nhiều nhà đầu tư bất động sản non kinh nghiệm phải gánh những hậu quả vô cùng to lớn.
Anh Nguyễn Quang Hưng – một người đầu tư bất động sản nhỏ lẻ trú tại xã Quảng Vinh, T.p Sầm Sơn (Thanh Hóa) hiện như ngồi trên đống lửa. 2 suất đất mà anh bỏ vốn đầu tư tại xã Quảng Đại, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa vẫn chưa thể bán vì giá đầu vào đã cao đến “không tưởng”.
Hết đăng thông tin trên Facebook, Zalo rồi nhờ bạn bè chào bán đất nhưng vẫn không có người hỏi mua. Anh Hưng lo lắng kể: Cuối năm 2020, thấy hàng xóm bán mảnh đất bên cạnh với giá hơn 500 triệu đồng, anh bàn với vợ dồn tiền mua, để giành sau này mở rộng đất ở. Bất ngờ, đầu tháng 3/2021, giá đất tại Quảng Vinh tăng vùn vụt, mảnh đất của gia đình anh mới mua được người ta trả lên đến gần 1,5 tỉ đồng. Có lời gấp 3 lần, anh quyết định bán để lấy vốn đầu tư.
Tìm hiểu thêm về tình hình giá đất tại các xã lân cận, anh Hưng nhận định: Việc tuyến đường ven biển 4B đi vào hoạt động, cộng với việc doanh nghiệp lớn đầu tư các dự án lớn vào T.p Sầm Sơn, giá đất sẽ còn tiếp tục tăng. Anh bàn với vợ, huy động vốn mua đầu tư thêm 2 mảnh đất tại xã Quảng Đại… chờ thời, dù giá đất đắt đến không ngờ.
“Cũng tại mình non kinh nghiệm, cứ ngỡ giá đất lại tiếp tục tăng nên lao vào đầu tư… Giờ đất không bán được giá cao, chỉ mong mong bán huề vốn để có tiền trả cho anh em mà khó quá!” – anh Hưng thở dài nói.
Sau thời gian sốt, đất nền tại Thanh Hóa đang dần trở về giá trị thực
Một diễn biến khác tương tự tại địa bàn huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Trước thông tin Tập đoàn Sun Group sẽ đầu tư Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi cao cấp Bến En đã làm nóng thị trường bất động sản ở đây lên đỉnh điểm, tạo thành cơn “sốt đất” chưa từng có trong tiền lệ.
Điều đáng lo ngại khi có nhiều đối tượng “cò đất” đã sử dụng nhiều chiêu thức để thổi giá, ép giá người dân tại các giao dịch hòng kiếm lời. Cá biệt, họ còn đưa ra các thông tin quy hoạch, thông tin triển khai dự án không chính xác để đánh vào tâm lý người mua nhằm đẩy giá đất lên cao.
Trong thời gian ngắn, UBND huyện Như Thanh đã liên tiếp ban hành các văn bản yêu cầu UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân. Đồng thời, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện quy định về đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn.
Cũng trong thời gian này, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 4692/UBND-CN về việc tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, lượng giao dịch bất động sản trên địa bàn đã dần được ổn định.
Nhận định về kịch bản cho thị trường bất động sản tại Thanh Hóa trong thời gian tới, ông Lê Văn Cường - Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Cường Thịnh Land nhận định: Sau những quay cuồng giá đất, lượng giao dịch bất động sản thời điểm hiện tại đã giảm tới 50% so với thời điểm tháng trước đó.
Lý giải nguyên nhân cho sự chững lại trên, theo ông Cường thì ngoài nguyên nhân từ sự vào cuộc chấn chỉnh của các cấp bộ ngành trung ương cũng như UBND tỉnh; sự công khai minh bạch về quy hoạch tại một số địa phương cũng như những cảnh báo rủi ro trước những dự án chưa rõ tính pháp lý đã làm thay đổi phần nào tâm lý đầu tư của khách hàng.
Thực tế thị trường bất động sản đến thời điểm hiện tại đã có dấu hiệu chững lại nhưng việc các nhà đầu cơ đất cắt lỗ, bán tháo vẫn chưa xảy ra. Tuy nhiên, để thu hồi vốn đầu tư cũng như có nguồn chi trả lãi suất ngân hàng,… họ buộc phải tìm mọi biện pháp để “đẩy” được nguồn hàng đã đầu tư. Khi đó sẽ xuất hiện tình trạng bán đổ, bán tháo. "Theo tôi, một “cuộc tháo chạy tán loạn” của dân đầu cơ bất động sản tại Thanh Hóa là không thể tránh khỏi trong thời gian sắp tới!” - ông Cường cho biết
-
Sau "cơn sốt" khủng khiếp, đất miền núi Thanh Hóa bắt đầu "đóng băng"
Huyện miền núi Như Thanh là một trong những địa phương bùng lên cơn "sốt" đất được cho là khủng khiếp nhất từ trước đến nay tại Thanh Hóa nhưng đến giờ gần như không còn giao dịch nào.
-
Thanh Hoá quy hoạch một xã rộng gần 3.000ha để phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp
Khu vực được quy hoạch có tổng diện tích 2.976,45ha, là trung tâm tổng hợp của vùng phía Nam huyện Ngọc Lặc.
-
Thành lập cụm công nghiệp 30ha tại huyện ven biển Thanh Hoá
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp Hoằng Đông, huyện Hoằng Hoá. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Nam.
-
Thanh Hoá đặt mục tiêu giải phóng mặt bằng 686 dự án trong năm 2025
Theo kế hoạch, trong năm 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) cho 686 dự án, trên địa bàn 26 huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích cần giải phóng là 2.590,7ha.