Đầu tư cơ sở hạ tầng
Ngoại vị trí thuận lợi, La Gi đang được đầu tư bài bản về hạ tầng để có thể phát triển thành thành phố trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Thị xã nằm ở phía nam tỉnh Bình Thuận này được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại 3 từ năm 2018. Theo đồ án Quy hoạch chung thị xã La Gi đến 2035 đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt, thị xã này dự kiến lên thành phố trực thuộc tỉnh trong giai đoạn từ đây đến năm 2025.
Theo đó, La Gi sẽ hình thành khu đô thị phức hợp hành chính tại phường Tân An với quy mô 289,29ha. Đi cùng với đó sẽ có khu đô thị hỗn hợp dịch vụ rộng 129,42ha, sẽ cải tạo khu dân cư cảng cá La Gi 342,59ha, phát triển khu đô thị công nghiệp, dịch vụ, du lịch 72,4 ha…
Ngoài ra, chính quyền thị xã này cũng tập trung phát triển La Gi theo hướng thương mại - dịch vụ - du lịch, với kế hoạch phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ. Trước tiên là nâng cấp quốc lộ 55 để nối với cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.
Sơ đồ tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và quốc lộ 55 (ảnh: Congluan.vn)
Quốc lộ 55 là trục đường chính nối các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng. Tuyến đường dài 229 km, đoạn qua thị xã La Gi dài 20km.
Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dài 99km được khởi công vào tháng 9/2020. Dự án có tổng vốn đầu tư 12.500 tỉ đồng dự kiến hoàn thành trong năm 2022.
Tuyến cao tốc có chiều rộng hơn 32m, gồm 6 làn xe với vận tốc thiết kế là 120km/h. Dự kiến sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Phan Thiết chỉ còn khoảng 1,5 tiếng đồng hồ.
Mặt khác, hai tuyến đường ĐT. 719B (đường ven biển thứ hai ở Bình Thuận) và đường Hàm Kiệm - Tiến Thành cũng đang được đẩy nhanh xây dựng.
Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết sau khi xuống Quốc lộ 1 sẽ nối đường Hàm Kiệm - Tiến Thành dẫn ra hướng biển.
Đường Hàm Kiệm - Tiến Thành có tổng vốn đầu tư khoảng 460 tỉ đồng, dài khoảng 10km và nối với đường ĐT.719B tại Tiến Thành (Phan Thiết). Đường ĐT.719B có tổng vốn đầu tư gần 1000 tỉ đồng, dài hơn 25km chạy vòng xuống ven biển kết nối La Gi.
Hiện nay, chính quyền địa phương cũng đang mở rộng đường ĐT.719 lên 32m, dẫn từ thành phố Phan Thiết đến thị xã La Gi. Tuyến đường này có vốn đầu tư khoảng 600 tỉ đồng.
Bên cạnh hạ tầng giao thông kết nối địa phương, việc sân bay Phan Thiết đang được đẩy nhanh thi công cũng là một lợi thế không nhỏ cho thị trường La Gi "cất cánh". Sân bay Phan Thiết được xây dựng trên diện tích 543 ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỉ đồng. Sân bay này dự kiến hoàn thành vàonăm 2022.
Dự án bất động sản đổ bộ
Theo thông tin của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, năm 2019, toàn tỉnh đón hơn 6,4 triệu lượt khách, với doanh thu đạt 15.110 tỉ đồng. Dự kiến đến năm 2030, tổng lượng khách có thể đến đạt 17,5 triệu (quốc tế đạt 2,2 triệu), doanh thu đến năm 2030 đạt trên 78.000 tỉ đồng.
Những điểm sáng từ vị trí và hạ tầng sẽ giúp La Gi hưởng lợi về phát triển kinh tế gắn chặt với dịch vụ du lịch, trong đó có các dự án bất động sản.
Theo khảo sát thực tế, giá đất nền một số dự án ven biển tại La Gi dao động từ 30-45 triệu đồng/m2. Mức giá này được cho là rẻ hơn rất nhiều so với những khu vực xung quanh như Phan Thiết hay Vũng Tàu.
Phối cảnh dự án Lagi New City
Trong số các dự án tại khu vực này có Lagi New City. Dự án tọa lạc tại phường Phước Lộc, thị xã La Gi, do Tập đoàn Danh Khôi phát triển và Công ty cổ phần DKRA Việt Nam tiếp thị và phân phối.
Đây là khu phức hợp đô thị thương mại - dịch vụ & du lịch biển. Dự án được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 43ha, khi hoàn thành sẽ cung ứng ra thị trường 1.071 nhà phố thương mại, 70 căn shophouse và 67 biệt thự biển.
Bên cạnh dự án Lagi New City, khu vực này còn có sự xuất hiện của khu resort Sài Gòn - Hàm Tân rộng 200ha.
Khu resort Sài Gòn - Hàm Tân tọa lạc tại khu Đồi Dương, do Công ty cổ phần du lịch Sài Gòn - Hàm Tân thuộc Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (Sai Gon Invest Group) làm chủ đầu tư. Dự án được quản lý và vận hành bởi tập đoàn Marriott International (Mỹ).
Ngoài ra, khu vực này còn có dự án Queen Pearl Marina Complex (Lagi Marina Complex) tọa lạc tại Quốc lộ 55, xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.
Dự án có diện tích khoảng 16ha, do công ty TNHH xây dựng - thương mại - dịch vụ Vi Nam làm chủ đầu tư. Dự án được thiết kế gồm 371 lô đất xây nhà phố, nhà phố thương mại, biệt thự với diện tích mỗi căn bình quân từ 80 – 200m2.
Với sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng, cùng sự phát triển mạnh mẽ của nhiều dự án bất động sản tại địa phương, La Gi đang được coi là điểm đến hứa hẹn trong tương lai. Tiềm năng là có, nhưng làm thế nào để thị trường bất động sản địa phương thực sự "cất cánh" còn là một câu chuyện dài.
-
Bình Thuận: Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại đô thị là 40m2
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND về điều kiện tách thửa, điều hiện hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
-
Cập nhật tiến độ triển khai thí điểm mô hình kinh tế ban đêm tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tiến độ triển khai thí điểm mô hình kinh tế ban đêm tại thành phố Phan Thiết.
-
Chi tiết tuyến đường ven biển hơn 9.600 tỷ được đề xuất đầu tư ở TP. Phan Thiết
Tuyến đường ven biển qua TP. Phan Thiết được đề xuất đầu tư có chiều dài khoảng 14,6km, tổng vốn đầu tư hơn 9.600 tỷ đồng. Dự án sau khi hoàn thành giúp kết nối giao thông khu vực nội thành, các khu du lịch, thu hút đầu tư....
-
Cập nhật tiến độ dự án khu đô thị hơn 11.000 tỷ đồng tại tỉnh Bình Thuận
Ông Phan Văn Đăng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận vừa chủ trì buổi làm việc với các đơn vị có liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc bàn giao hồ sơ, bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị thương mại, dịch vụ mới ...