Đây là ba công trình trọng điểm được đánh giá có vai trò chiến lược trong việc tăng cường kết nối liên vùng, đặc biệt giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía bắc và đông bắc sông Hồng. Chính quyền thành phố cam kết sẽ cân đối đủ nguồn lực để triển khai thi công, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian hoàn thành.
Cầu Tứ Liên
Phối cảnh cầu Tứ Liên.
Cầu Tứ Liên có thiết kế ấn tượng với kết cấu dây văng kết hợp văng xoắn, sử dụng hệ khung thép nhẹ và hai trụ cầu chính tạo hình độc đáo. Cầu dài 4,8km, bắt đầu từ nút giao đường Nghi Tàm (Tây Hồ), băng qua sông Hồng và kết thúc tại nút giao quốc lộ 5 kéo dài (huyện Gia Lâm). Trên tuyến có 5 nút giao lớn: Nghi Tàm, Hữu Hồng, bãi giữa, Tả Hồng và quốc lộ 5 kéo dài, hứa hẹn góp phần giảm tải cho cầu Nhật Tân và cầu Chương Dương hiện nay.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 20.171 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách thành phố Hà Nội.
Cầu Trần Hưng Đạo
Phối cảnh cầu Trần Hưng Đạo.
Cầu Trần Hưng Đạo sẽ nối thẳng từ đường Trần Hưng Đạo (khu vực ranh giới quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng), vượt qua bãi sông Hồng, men theo rìa phía tây sân bay Gia Lâm, tới nút giao với đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5A). Cầu chính dài 900m, gồm 6 nhịp, tổng chiều dài toàn tuyến cầu và đường dẫn lên đến 5,5km. Thiết kế mặt cầu gồm 2 làn xe cơ giới và 1 làn hỗn hợp mỗi chiều, đồng thời dành riêng không gian cho làn xe đạp. Dự án được kỳ vọng sẽ giảm ùn tắc cho các tuyến giao thông cửa ngõ phía đông thành phố.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 15.967 tỷ đồng, cũng được tài trợ từ ngân sách thành phố Hà Nội.
Cầu Ngọc Hồi
Phối cảnh cầu Ngọc Hồi.
Dài khoảng 7,5km, cầu Ngọc Hồi sẽ kết nối hai điểm đầu – cuối của tuyến vành đai 3,5: từ khu vực Phúc La – Văn Phú (quận Hà Đông) đến huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên). Quy mô mặt cắt ngang cầu lên tới 80m, riêng đoạn từ đê tả Hồng đến cuối tuyến rộng 60m, vận tốc thiết kế 80km/h. Dự án này là một phần trong mạng lưới giao thông liên vùng, giúp rút ngắn hành trình giữa Hà Nội và các tỉnh phía đông nam, đặc biệt kết nối các khu đô thị mới tại Hưng Yên.
Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 11.770 tỷ đồng, với nguồn vốn dự kiến từ ngân sách thành phố Hà Nội và ngân sách Trung ương.
Hiện Hà Nội đã có 9 cây cầu bắc qua sông Hồng, bao gồm Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Việt Trì – Ba Vì. Theo quy hoạch giao thông đến năm 2030, tầm nhìn 2050, thành phố sẽ xây dựng thêm 9 cầu mới: Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Vân Phúc, Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5) và Phú Xuyên.
Việc đồng loạt triển khai 3 cầu mới đánh dấu bước chuyển lớn trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông của Hà Nội. Đây không chỉ là những công trình kết nối mà còn là biểu tượng cho sự hiện đại hóa, mở rộng không gian đô thị và tăng cường liên kết vùng Thủ đô.
-
Hà Nội “chốt” phương án tuyến cầu Tứ Liên: Kết nối xuyên tâm, giảm tải cầu Long Biên
Cầu Tứ Liên – một trong bốn cây cầu vượt sông Hồng được quy hoạch tại Hà Nội – vừa chính thức được phê duyệt phương án tuyến và vị trí công trình. Đây là bước tiến quan trọng giúp hiện thực hóa quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
-
Hà Nội thành lập tổ công tác thẩm định dự án cầu Tứ Liên trị giá hơn 20.000 tỷ đồng
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định thành lập tổ công tác liên ngành để thẩm định dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên – một trong những công trình giao thông trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược trong việc kết nối khu vực trung tâm với vùng phát triển mới phía Bắc sông Hồng.
-
Vingroup đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên
Ngày 15/10, Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT), theo quy định của Luật Thủ đô.






-
Hà Nội dự kiến có “phường đặc biệt” sau sắp xếp
Hà Nội dự kiến thành lập đơn vị hành chính cơ sở Hồng Hà từ việc sáp nhập toàn bộ hoặc một phần diện tích, dân số của nhiều phường khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc 5 quận nội thành.
-
Gần 1,7 triệu thửa đất tại Hà Nội đã được cấp sổ
Hà Nội đang tiến rất gần mục tiêu hoàn tất cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho toàn bộ các hộ dân trên địa bàn.
-
Hà Nội có thêm cụm công nghiệp mới gần 250 tỷ đồng
UBND TP. Hà Nội vừa chính thức ban hành Quyết định số 2204 ngày 25/4, phê duyệt thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá, giai đoạn 1 tại huyện Thạch Thất, với tổng mức đầu tư gần 250 tỷ đồng, kỳ vọng trở thành mô hình sản xuất làng nghề xanh, sạ...