24/04/2013 2:10 PM
CafeLand - Chỉ sau 2 tháng lấy ý kiến đã có thới 7 triệu lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, trong đó gần 2 triệu ý kiến xoay quanh vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Cuối cùng Dự thảo Luật Đất đai vẫn duy trì việc “thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh tế xã hội”. Tuy nhiên, so với trước đây thì việc thu hồi này đã bị siết lại nhưng liệu nó có giải quyết được vấn đề bất cập trong việc thu hồi đất như hiện nay?

Giải quyết những bất cập về cơ chế thu hồi đất không thể chỉ kỳ vọng vào việc sửa đổi một vài quy định trong Luật Đất đai. Ảnh: CafeLand

Bất cập thu hồi đất - nguồn cơn bất ổn

Dự thảo hiến pháp và Luật Đất đai sửa đổi có rất nhiều quan điểm cho rằng nên đa sở hữu trong vấn đề đất đai. Đây là sửa đổi cần thiết để phù hợp với quy định chung của quốc tế lẫn như thực tiễn phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, các quan điểm bảo thủ vẫn muốn duy trì “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” vì nó gắn liền với “chế độ xã hội”. Như vậy, Việt Nam tiếp tục là một quốc gia có chế độ sở hữu đất rất “đặc biệt”. Bỏ qua những tranh luận ồn ào này chúng ta xem xét một vài bất cập trong việc quan lý đất đai gây ra trong suốt thời gian qua.

Theo Thanh tra Chính phủ, khiếu nại liên quan đến đất đai, đền bù, giải tỏa chiếm tới gần 80% tổng số các vụ khiếu nại trong thời gian qua. Hầu hết các vụ khiếu nại đông người, phức tạp xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước cũng phát sinh trong lĩnh vực đất đai. Thực tế, cảnh tượng hàng trăm người nông dân giăng biểu ngữ và khiến kiện trước các cơ quan công quyền không hiếm.

Thậm chí, có nhiều vụ chống đối việc cưỡng chế đất của chính quyền gây xôn xao dư luận như vụ việc ở Văn Giang - Hưng Yên, Vụ Bản - Nam Định…. Nhiều dự án khi triển khai chậm tiến độ nhiều năm do vướng trong khâu giải phóng mặt bằng làm cho chi phí đầu tư tăng lên, hiệu quả dự án giảm sút.

Ngoài ra, số lượng các dự án treo ngày càng xuất hiện nhiều hơn và…lâu hơn. Có những dự án quy hoạch treo đến hàng chục năm ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động kinh doanh của hàng chục hộ dân sống trong vùng dự án. Tương tự, cũng có rất nhiều dự án sau khi thu hồi đất đến bù với giá rẻ rồi bỏ hoang.

Kết quả của những bất cập trên là đất đai - nguồn lực quý hiếm của xã hội đã bị “bỏ hoang” lãng phí. Nhiều dân mất đất do bị thu hồi từ đó mất đi công ăn việc làm và ngày càng trở nên nghèo đói. Tệ hơn, ở một vài địa phương, đã nhen nhóm những bất ổn xã hội.

Luật Đất đai mới đã giải quyết được bất cấp

Một trong những nội dung quan trọng nêu trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 17/4 là điều chỉnh quy định thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội... Theo đó, dự thảo Luật chuyển các dự án phát triển kinh tế, xã hội mà trong đó có lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng vào nhóm các dự án được Nhà nước thu hồi. Những dự án này cần phải được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc HĐND cấp tỉnh thông qua tùy theo mức độ.

Chẳng hạn, việc thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình quan trọng quốc gia phải do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; thu hồi đất để xây các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các dự án, công trình quan trọng do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Một điểm mới đáng chú ý khác trong dự thảo này là quy định Nhà nước thu hồi đất để tạo quỹ đất sạch và thực hiện giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua hình thức đấu giá.

Với những quy định đó, xem ra việc thu hồi đất phải thông qua một quy trình khắt khe hơn trước. Như vậy, phải chăng những người dân “thấp cổ bé họng” có thể yên tâm về quyền sử dụng đất của mình được bảo vệ một cách tối đa và khi bị thu hồi họ được đền bù một cách xứng đáng?

Thực tế có thể không như kỳ vọng. Rào cản có phức tạp đến đâu, luật có công minh đến đâu thì việc thực thi nó cũng phụ thuộc vào nhưng con người có quyền lực trong việc thực hiện nó. Trong cơn sốt nhà đất vừa qua, chênh lệch giữa giá thành phẩm và giá đền bù giải tỏa lên đến hàng chục, hàng trăm lần thì “chạy” được một dự án bất động sản mang đến cho “người ta” lợi nhuận rất lớn. Đây là một lực hấp dẫn quá lớn khiến mọi rào cản chỉ là “chuyện nhỏ”, trong xã hội còn bất cập như hiện nay.

Như vậy, việc giải quyết những bất cập trên không thể chỉ kỳ vọng vào việc sửa đổi một vài quy định trong Luật Đất đai. Việc quan trọng hơn là cần có một bộ máy thực thi nó làm “đúng luật” và thực sự quan tâm đến đời sống người dân. Để làm được điều này cần những còn người tốt và cơ chế minh bạch trong phát triển dự án, quá trình thu hồi đất, đền bù để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất.

  • Viễn cảnh bất động sản vẫn sáng

    Viễn cảnh bất động sản vẫn sáng

    CafeLand - Sự im ắng trên thị trường bất động sản chắc chắn sẽ khiến nhiều người hoài nghi về tiềm năng của lĩnh vực này. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế thì thị trường bất động sản TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung vẫn đầy tiềm năng. <br/br>

  • Kỳ 1: Bài toán đầu tư cho dự án bất động sản

    Kỳ 1: Bài toán đầu tư cho dự án bất động sản

    CafeLand - Hệ lụy từ các dự án bất động sản đang “trơ gan cùng tuế huyệt” là nỗi đau nhức nhối cho nền kinh tế BĐS Việt Nam hiện nay. Hàng loạt các giải pháp được đưa ra từ các cấp chính quyền đến các chuyên gia kinh tế và những nhà đầu tư BĐS trong thời gian qua với mong muốn giải quyết “cục nợ” hàng tồn kho có được khơi thông?

  • Để xử lý nợ xấu cần phải dọn dẹp sân sau của ngân hàng

    Để xử lý nợ xấu cần phải dọn dẹp sân sau của ngân hàng

    CafeLand - Không phải bây giờ những vấn đề bất cập từ việc các ông chủ ngân hàng sử dụng tiền huy động cho các doanh nghiệp sân sau của mình mới được nhắc đến. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện này thì vấn đề này lại được quan tâm một cách đặc biệt vì những khoản tiền cho vay thiếu kiểm soát chặt chẽ này thường có khuynh hướng đầu tư mạo hiểm và nguy cơ biến thành nợ xấu. Đây cũng là một trong những rào cản trong việc tái cấu trúc ngân hàng.

Hoàng Nam
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.