Ngay cả khi giá nhà giảm trên toàn cầu do các thách thức về kinh tế, khủng hoảng nhà ở sẽ vẫn là cuộc chiến dai dẳng, đòi hỏi nỗ lực bền bỉ trong nhiều năm của các chính phủ.

https://cdn-res.keymedia.com/cms/images/us/075/0308_637685308571566588.jpg

Theo Goldman Sachs, giá nhà ở tại các thành phố trên khắp thế giới vẫn đang giảm và được dự đoán có thể giảm tới 20% ở một số quốc gia, nhưng điều này không làm dịu đi cuộc khủng hoảng về khả năng chi trả của người dân.

Trên thực tế, tình trạng thiếu nhà ở có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi được cải thiện. Theo nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Nhà và Đô thị Hoa Kỳ (HUD), lạm phát cao do thiếu nguồn cung dẫn đến lãi suất cao hơn, từ đó tác động đến nguồn cung nhà ở.

HUD cho biết: “Sự suy giảm của thị trường nhà đất khiến các nhà phát triển không mặn mà với việc xây thêm nhà ở, tạo tiền đề cho giai đoạn khó khăn tiếp theo của thị trường này, sau khi nền kinh tế vĩ mô được cải thiện và lãi suất lại giảm”.

Tại nhiều quốc gia bao gồm cả Việt Nam, cuộc khủng hoảng nhà ở càng trở nên trầm trọng hơn do tình trạng đầu cơ hay các nhà đầu tư mua lại các căn nhà riêng lẻ để cho thuê và chờ sang nhượng khi lên giá. Giá nhà hiện tại gấp 20 – 30 lần thu nhập trung bình của người dân, gây ra những căng thẳng về an sinh xã hội và mất cân bằng dân số.

Có nhiều yếu tố góp phần gây ra cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu, tùy thuộc vào từng quốc gia, bao gồm thiếu vật liệu xây dựng, giá nhân công và vật liệu tăng cao, thiếu quỹ đất, chính sách quản lý còn lỏng lẻo, tình trạng đầu cơ và thổi giá… Mặc dù các giải pháp mục tiêu sẽ được địa phương hóa nhưng cần có một cách tiếp cận toàn diện đối với tình trạng thiếu nhà ở trên toàn cầu.

Báo cáo của HUD cho biết: “Về lâu dài, việc thực hiện các chính sách nhằm mục tiêu tăng mật độ và tăng nguồn cung là cách duy nhất để phá vỡ chu kỳ sụt giảm khả năng chi trả của người dân và dẫn đến những thách thức về an sinh xã hội và đời sống đặt ra cho các chính phủ”.

Xây dựng nhiều khu dân cư với nhiều tiện ích và hoạt động thương mại, giải trí trong khoảng cách đi bộ cho đa dạng các nhóm thu nhập có thể giảm bớt cuộc khủng hoảng nhà ở giá rẻ và giúp quá trình đô thị hóa diễn ra thuận lợi hơn, từ đó thúc đẩy các thành phố phát triển mạnh hơn. Hạ tầng tại các khu dân cư này cũng sẽ phục vụ trở lại những người dân địa phương xung quanh, mang lại diện mạo tươi đẹp hơn cho thành phố và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Những công việc trên đòi hỏi chiến lược quy hoạch dài hạn và bài bản trong nhiều năm, đi kèm với các quy định, hướng dẫn cụ thể theo từng khu vực để các chủ đầu tư, nhà phát triển cũng như người dân nắm được và cùng tham gia triển khai.

Lam Vy (WEF)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.