Điều này được minh chứng rất rõ qua những dự báo của họ đối kinh tế Việt Nam và cả các quốc gia khác thường sai số quá lớn so với thực tế. Vấn đề đáng nói là những dự báo của WB thường được hầu hết tờ báo Việt Nam vô tư đưa lại mà có rất ít sự phản biện.
Năm 2012, WB đưa ra dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ tăng 10,5%, kết quả đến cuối năm lạm phát chỉ tăng 6,81%. Trước đó năm 2011, WB dự báo lạm phát tăng 9,5% kết quả cuối cùng lạm phát tăng lên tới 18,13%. Không chỉ có 2 năm gần đây trước đó ngân hàng thế giới cùng thường đưa ra rất nhiều dự báo không chính xác về mặt con số. Chẳng hạn năm 2009, WB luôn dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi những năm sau đó nhưng thực tế cho đến nay kinh tế lại đang rất trì trệ.
Nguồn: GSO và WB
Vào đầu năm 2011 tổ chức này dự báo tăng trưởng GDP năm 2011-2013 tăng trung bình 6,7%, trong khi đó trong dự báo mới đây nhất (Tháng 7/2013) WB đã hạ mức dự báo tăng trưởng xuống chỉ còn quanh mức 5,4%, đây là những con số chênh lệch quá lớn so với các lần dự báo lẫn thực tế có thể đạt được.
Mới đây WB lại đưa ra một dự báo là lạm phát Việt Nam năm 2013 có thể lên tới 8,2%. Có lẽ lại một lần nữa WB dự báo khi đang “mơ ngủ” vì gần như chắc chắn điều này sẽ không xảy ra. Thực vậy, theo số liệu của Tổng Cục Thống kê thì lạm phát (cuối kỳ) trong 6 tháng mới chỉ có 2,4%. Để lạm phát năm nay tăng 8,2% thì lạm phát trong 6 tháng còn lại phải tăng 5,66%, tương đương mức tăng trung bình mỗi tháng là 0,92%.
Xét từ 1993 đến 2012 ta thấy chỉ có 5 năm là lạm phát trong 6 tháng cuối năm tăng cao hơn nửa đầu năm. Cũng trong giai đoạn này chỉ có 3 năm là 1994, 2007 và 2010 là lạm phát trong nửa cuối năm tăng cao hơn 5,66%. Chúng ta cần nhớ đây đều là những năm có lạm phát cả năm tăng cao (xem hình).
Những con số thống kê đó cho thấy khả năng lạm phát trong nửa cuối năm tăng mạnh như dự báo của WB là trường hợp rất hi hữu. Xét trong bối cảnh hiện nay với nền kinh tế đang suy yếu thấy rõ và tăng trưởng tín dụng ở mức rất thấp thì khả năng lạm phát cao gần như không có. Nếu Chính phủ có bơm tiền mạnh và tăng đầu tư công thì lạm phát chỉ có thể tăng mạnh trở lại vào đầu năm sau chứ khó diễn ra trong nửa cuối năm nay.
Hơn nữa, với mức tăng gần 1%/tháng là mức tăng quá cao và chắc chắn NHNN, Chính phủ khó chấp nhận điều này. Ngoài ra, việc điều chỉnh học phí, viện phí một số nguyên liệu đầu vào cũng khó làm cho lạm phát bùng nổ. Do vậy, những dự báo của WB hoàn toàn thiếu cơ sở thực tế.
Trong mấy ngày qua hầu hết báo chí Việt Nam đều trích dẫn báo cáo của WB mà rất ít đưa ra các phản biện về những con số này có thực tế hay không. Thống kê trong quá khứ cho thấy hầu hết dự báo của WB đều cho con số rất thiếu chính xác. Nguyên nhân, có thể là do những chuyên gia của WB đều là chuyên gia “bàn giấy” hoặc áp dụng mô hình thiếu tính thực tế. Ngoài ra, những con số màu hồng hoặc màu đen của WB đều có lý do đằng sau đó. Thực tế chúng thường thấy không ít nhận định của WB thiếu cơ sở vững chắc trong suốt thời gian qua.
Nguồn: GSO và tổng hợp tác giả
Ghi chú: Lạm phát 2013 theo dự báo WB, 6 tháng cuối năm tính từ giả định này