Sau 3 năm ở thị trường rơi vào tình trạng trấm lắng, theo ông, thị trường bất động sản Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng nào?
Nhìn chung, tôi vẫn luôn thấy có những khía cạnh tích cực của thị trường bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng phải dựa vào nguồn cung, nguồn cầu cũng như kỳ vọng của từng chủ đầu tư vào từng mảng thị trường khác nhau.
Tôi cho rằng, tương lai của thị trường bất động sản sẽ thuộc về các dòng sản phẩm phục vụ người sử dụng cuối cùng. Thông thường, sự phục hồi của thị trường bất động sản sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, phần lớn chúng phụ thuộc vào các chính sách của Nhà nước cũng như những tác động của kinh tế vĩ mô.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội
Thị trường bất động sản xu hướng ấm lên, nhưng vẫn có những chồi sụt ở từng phân khúc, theo ông tại sao như vậy?
Tín hiệu này chỉ ra rằng, chất lượng của dự án cùng với những lợi ích phụ sẽ là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. Thị trường đang nóng lên kéo theo chất lượng sẽ đáp ứng được lòng tin của khách hàng. Điều này cho thấy một vài phân khúc đang nóng lên trong khi một vài cái khác lại giảm vì nhu cầu thấp.
Ở đây, có mâu thuẫn nào không khi cung vẫn vượt cầu trong phần lớn các phân khúc, nhưng giá trần của nhiều dự án lại tăng nhẹ ?
Theo như Báo cáo của Savills, nguồn cung vẫn cao hơn so với nhu cầu trong hầu hết các phân khúc. Tuy nhiên, vẫn có những dự án nhà ở và thương mại tăng cao do không bị ảnh hưởng bởi thị trường, chẳng hạn như những dự án có lợi thế thu hút khách hàng về vị trí thuận lợi, cơ sở vật chất tốt, điều kiện bàn giao tốt, chủ đầu tư uy tín, phương thức thanh toán linh hoạt…
Năm 2014, một loạt chính sách liên quan đến thị trường bất động sản có hiệu lực, theo ông, những chính sách này tác động như thế nào đến thị trường?
Trong năm vừa qua, đã có một số chính sách được đưa ra nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản, như Luật sửa đổi Nhà ở được thay đổi cuối năm 2013 đã qua tập trung vào việc nới lỏng các chính sách và mở cửa cho người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam hay gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của nhà nước nhằm liên kết với các ngân hàng hỗ trợ chủ đầu tư và người có nhu cầu mua nhà.
Nhìn chung, các động thái hỗ trợ này đều rất đáng được ghi nhận. Tuy nhiên để thấy được các tác động rõ nét đến thị trường cần phải có thời gian và một tầm nhìn dài hạn. Đối với Luật sửa đổi nhà ở, tôi đồng ý rằng chúng ta không nên hoàn toàn mở cửa cho các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài, nhưng vẫn có nhiều cách để khuyến khích người mua.
Về mức độ quan tâm dài hạn, sẽ có rất nhiều lợi ích nhằm kích thích thị trường bất động sản thuộc phạm vi này, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng nguồn cầu tự nhiên và lớn nhất vẫn sẽ đến từ nhu cầu trong nước. Để cung và cầu có thể được gặp nhau, điều quan trọng nhất là làm thế nào để dung hòa được mức giá hợp lý cùng chất lượng sản phẩm tương xứng.
Đối với gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, nếu xét về mục đích xã hội thì có thể được coi là thành công tuy nhiên về mặt khả thi thì chưa thực sự hiệu quả. Gói hỗ trợ này hướng đến các căn hộ có giá dưới 15 triệu đồng/m2 và diện tích dưới 75m2, nhưng thực tế cho thấy, các loại căn hộ này trên thị trường không nhiều, khả năng đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân vẫn còn chênh lệch quá lớn.
Theo tôi, nếu đánh giá ở góc độ thị trường thì khó có thể xác định được quy chuẩn cho một sản phẩm mà chỉ có thể xác định là khách hàng có muốn mua sản phẩm đó hay không và nhu cầu thực của khách hàng đối với sản phẩm đó thực sự ra sao.
Cảm ơn ông!