Ý tưởng “định cư” trên
đại dương để tận dụng nguồn năng lượng tái chế dồi dào của biển đã có
từ lâu. Tuy nhiên, tầm cỡ như "thành phố nổi" tại Terra firma của tập
đoàn Shimizu của Nhật Bản thì có thể làm “giật mình” cả những chuyên gia
môi trường lạc quan nhất.
“Thành phố nổi”
|
T hành phố được ghép từ nhiều mô đun nhỏ. |
Tập đoàn Shimizu kết hợp
cùng các viện nghiên cứu những thách thức về mặt kỹ thuật trong việc xây
dựng "thành phố nổi" trên mặt biển với 2 tiêu chí: tự cung tự cấp và
thân thiện với môi trường.
"Thành phố nổi" tại Terra firma do nhiều tổ hợp nhỏ nối lại với nhau
trên biển. Mỗi tổ hợp này là một khu dân cư, hoặc một quận nổi với bán
kính khoảng 1 km, có sức chứa từ 10.000 tới 50.000 người. Các tổ hợp nối
lại tạo thành các thành phố có thể cung cấp tới chỗ ở cho 100.000 cư
dân.
Các tổ hợp hoặc thành phố đều có tính cơ động rất cao, ghép nối và tách rời một cách dễ dàng.
Tháp trọc trời trên biển
|
Thiết kế của thành phố cao 1 km. |
Thiết kế của “thành phố trên mây” (City in the Sky)
rất hiện đại và táo bạo, hướng tới mục đích mang lại nơi ở lý tưởng cho
nhiều cư dân với yêu cầu khác nhau.
Một thành phố được gọi là một “tế bào”, đa phần cư dân sống tại toàn
tháp có chiều cao 1km tại tâm của “tế bào”. Ngoài ra, có những khu nhà
nổi nằm ở vòng ngoài của “tế bào” được mang tên “Waterside”. Khu dân cư
và dịch vụ chính được nằm ở độ cao trên 700 m để tận dụng nhiệt độ ôn
hòa quanh năm (mức nhiệt độ dao động trong khoảng 26 – 28 độ C).
Khi cư dân đã quá đông đúc, các “tế bào” mới sẽ được xây dựng và lắp ghép vào thành phố để mở rộng qui mô.
Phía dưới chân của tòa tháp được bao phủ bởi các thảm cỏ và rừng, vòng
ngoài của thành phố có các rừng ngập nước, khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng
như các vịnh và bãi biển.
Theo các kiến trúc sư, “thành phố trên mây” có thiết kế để “tự cung tự
cấp” thức ăn. Các trang trại nuôi trồng và chế biến rau, gia súc được
đặt xung quanh không gian gần chân tháp. Ngoài ra, cá và hải sản được
đánh bắt từ các khu rừng ngập nước và biển.
Thân thiện với môi trường
|
Thân thiện môi trường là mục tiêu thiết kế hàng đầu. |
Những nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để thiết kế
hệ thống chống ô nhiễm carbon cho các thành phố trong tương lai. Theo
thiết kế, lượng khí carbonic thải ra môi trường được giảm 40% dựa vào
những phương tiện di chuyển mới. Thêm 30% khí thải sẽ được cắt giảm dựa
vào những công nghệ tiên tiến như: vật liệu cách nhiệt tốt, các công
trình hoạt động với hiệu năng cao.
Năng lượng mặt trời và thủy năng của biển được chuyển thành điện năng
bởi các vệ tinh nhân tạo, nhà máy phát điện gió và thủy năng. Nguồn năng
lượng sạch này giúp cắt giảm thêm 30% lượng khí carbonic.
Khối lượng rác thải của "thành phố nổi” được tái chế hoàn toàn và phục
vụ cho việc tái tạo năng lượng. Ngoài ra, các nhà thiết kế cũng tạo ra
các “đảo thu rác” với mục đích thu hồi rác thải trên biển.
Địa điểm “neo” các “thành phố nổi”
|
Thành phố nổi hoàn toàn "không sợ" bão và sóng biển. |
Những "thành phố nổi” được đặt ở vùng xích đạo, do
vậy ít phải hứng chịu bão nhiệt đới và thời tiết thay đổi. Tuy nhiên,
những biện pháp an toàn tối đa được trang bị phòng trường hợp xấu có thể
xảy ra.
"Thành phố nổi” được “neo trên biển” bằng hệ thống màng chất dẻo gắn vào
đáy các vịnh nhân tạo có độ sâu khoảng 10 m. Sự chênh lệch áp suất giữa
các vịnh nhân tạo và nước biển giúp màng chất dẻo đóng vai trò như một
giảm xóc, hấp thu lực tác động từ các con sóng lớn.
Ngoài ra, một bức tường cao từ 20-30 m được xây dựng bao quanh các hòn đảo nhân tạo để đề phòng các trường hợp xấu nhất.
Thiết kế “Thành phố nổi” đã được trưng bày tại triển lãm đại học và cải
tiến Nhật Bản. Theo các nhà thiết kế, “Thành phố nổi” sẽ trôi chứ không
được neo cố định trên biển. Tập đoàn Shimizu hi vọng thiết kế sẽ được
biến thành sự thật vào năm 2025.