Ta Prohm nằm ở phía Đông và được xây từ đá như các ngôi đền khác trong quần thể Angkor.
Sự hấp dẫn của Ta Prohm đến từ sự hoang tàn nguyên vẹn và những bộ rễ cây có hình thù kỳ quái ôm lấy những ngôi đền.
Dù vào Ta Prohm ở bất cứ cổng nào, chúng ta cũng phải đi bộ một quãng đường dài dưới tán lá của rừng già.
Trước kia, Ta Prohm là một tu viện và trường học phật giáo đại thừa. Vào thời vua Jayararman VII, nơi đây từng là nơi ở của 12.000 phật tử. Sau khi vương triều Angkor sụp đổ, đền Ta Prohm cũng dần đi vào quên lãng và bị xâm thực bởi rừng rậm….
Ngày nay, Ta Prohm thu hút du khách bởi vẻ đẹp của sức sống
vĩnh cửu và là bằng chứng về sự tồn tại lâu đời của một đế chế Khmer
hùng mạnh.
Cây ở đây được hình thành trên nguyên tắc hạt nẩy mầm trên mái đền. Qua thời gian, bộ rễ của chúng phát triển kỳ dị bám chặt lấy các ngôi đền. Chúng phá huỷ ngôi đền nhưng đôi khi nhờ những bộ rễ cây mà ngôi đền còn tồn tại cho đến ngày nay.
Ta Prohm hiện tại đang là hạng mục được sửa chữa. Việc xen lẫn những kiến trúc mới và quần thể đá ngàn năm tuổi là không tránh khỏi. Tuy vậy, những gì còn lại của thời gian ở Ta Prohm không khỏi khiến chúng ta phải trầm trồ.