30/03/2015 4:43 PM
Phong thủy kiểu nhà đầu voi đuôi chuột theo dân gian thường lưu truyền việc kiêng kị nhà đầu voi đuôi chuột (chiều rộng phía cuối nhà nhỏ hơn chiều rộng phía đầu nhà). Dân gian cho rằng nhà như thế khởi đầu thì hoành tráng (đầu voi) nhưng kết cục thì chẳng ra sao (đuôi chuột), nghĩa là kết cục không có hậu, người ở trong nhà đó mọi thứ sẽ lụi bại mà không thể phát triển tốt được.

Khi mua nhà, mua đất “đầu voi đuôi chuột”, chỉ cần lấy một bên tường ổn định làm chuẩn để xác lập các không gian chính, phần xéo sẽ đặt các không gian phụ nhằm giảm khiếm khuyết - Ảnh minh họa.

Khi mua nhà, mua đất, hầu hết chúng ta đều rất kỹ trong việc xem xét vị thế ngồi nhà, những khiếm khuyết có thể quan sát được của ngôi nhà đó. Trong dân gian thường lưu truyền việc kiêng kị nhà đầu voi đuôi chuột (chiều rộng phía cuối nhà nhỏ hơn chiều rộng phía đầu nhà). Dân gian cho rằng nhà như thế khởi đầu thì hoành tráng (đầu voi) nhưng kết cục thì chẳng ra sao (đuôi chuột), nghĩa là kết cục không có hậu, người ở trong nhà đó mọi thứ sẽ lụi bại mà không thể phát triển tốt được.

Chính vì quan niệm này nên nhiều người rất chú trọng đến phong thủy kiểu nhà đầu voi đuôi chuột kích thước khuôn đất, thậm chí có người đi mua đất mà chiều rộng phía sau nhỏ hơn phía trước vài cm là cũng bỏ luôn rồi.

Vậy nên hiểu việc này thế nào cho hợp lý? Quan niệm nêu trên có đúng hay không? Hiểu thêm về Phong thủy hiện đại giải quyết vấn đề này thế nào?
Thực tế có nhiều gia đình ở trong ngôi nhà có hình thế "đầu voi đuôi chuột" nhưng họ vẫn ăn nên làm ra, mọi việc đều thuận buồm xuôi gió. Nhưng ngược lại, lại có những gia đình khác lựa chọn được mảnh đất vuông vắn đẹp đẽ để xây nhà nhưng khi về ở thì mọi thứ cứ lụi bại dần mà không hiểu tại sao.

Sau đây chúng ta tìm hiểu “đầu voi đuôi chuột” thì ảnh hưởng gì đến những người sống trong ngôi nhà ấy.

- Trước tiên, nhìn theo khí động học, không khí, gió lưu chuyển từ ngoài cửa chính căn nhà đi vào, ban đầu vào theo tiết diện lớn (ví dụ nhà có chiều ngang phần trước sân rộng 4m) nhưng khi vào bên trong thì tiết diện lưu chuyển khí lại teo tóp dần dần đến cuối nhà là hẹp nhất (ví dụ nhà có chiều ngang phần sau đuôi nhà rộng 2m) thì khí sẽ lưu chuyển càng về cuối nhà càng gấp hơn, tốc độ nhanh hơn.

Như chúng ta đã nói, khi cùng 1 lưu lượng khí di chuyển thì việc thay đổi đột ngột hoặc dần dần tiết diện lưu chuyển sẽ làm gia tăng tốc độ khí lưu chuyển. Lấy ví dụ như việc chúng ta bóp nhỏ đầu ống nước thì dĩ nhiên nước phun ra sẽ mạnh và tốc độ dòng chảy nhanh hơn.

Như vậy thì trong nhà khí lưu chuyển không phải với tốc độ đều đặn, thoải mái mà lúc vào thì bình thường, càng di chuyển về cuối nhà càng gia tăng tốc độ làm nhiễu loạn dòng khí trong nhà làm người trong nhà sinh hoạt, đi từ trước ra sau sẽ cảm thấy có gì đó không thoải mái dù vẫn không biết lý do là tại sao. Đồng thời, cuối nhà nhỏ hẹp sẽ sinh ra khí tụ, không luân chuyển tốt trong không gian, rất dễ sinh ra bệnh tật.

- Thứ 2, theo quan niệm và cách sinh hoạt từ xưa đến nay, bếp thường được đặt ở cuối nhà. Mà cuối nhà lại là nơi nhỏ hẹp, tóp teo so với phía trước. Theo nhiều trường phái hiểu thêm về phong thủy bát trạch, dương cơ, thì bếp đóng vai trò rất quan trọng, tạo sinh khí, không khí ấm cúng cho cả căn nhà. Dù hướng nhà có xấu thì vẫn dùng bếp để hóa giải được. Đem bếp đặt vào “cái đuôi con chuột” như vậy là không khôn ngoan rồi! Làm giảm đi hiệu quả và vai trò quan trọng của bếp.

- Thứ 3, điểm này rất quan trọng. Phần đầu voi thường đặt phòng khách, phần giữa nhà thường đặt phòng ngủ, và bếp thường đặt ở đuôi chuột. Quan sát thói quen sinh hoạt của con người, ta sẽ thấy khi còn trẻ, thanh niên thì người ta thích ở phòng khách hơn vì có nhiều thứ giải trí vui chơi như xem ti vi, đọc sách, học hành...; khi ở giai đoạn trung niên, người ta thường thích nghỉ ngơi, ở trong phòng ngủ là vì giai đoạn này là giai đoạn tập trung kiếm tiền tốt nhất, sau một ngày đi làm mệt mỏi, cái người ta mê nhất là cái giường. Và khi về già, người ta thích lụi cụi ở sau bếp, nhóm lửa nấu ăn, đun trà.

Như vậy khi càng lớn tuổi thì người ta ở phần “đuôi chuột” hít khí tù đọng nhiều hơn; do đó dễ giảm tuổi thọ và đi theo ông bà sớm. Như vậy thì nhà đầu voi đuôi chuột tuy xấu nhưng không phải xấu với mọi lứa tuổi. Tuổi trẻ ở nhà này vẫn tốt vì họ sinh hoạt ở phần “đầu voi” nhiều hơn; còn càng về trung niên, tuổi cao thì nhà này rất xấu. Như thế, nhà đầu voi đuôi chuột sẽ ảnh hưởng đến hậu vận nhiều.

- Thứ 4, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Khi sinh hoạt ở trong 1 không gian méo mó, không vuông vức thẳng thắn như vậy, về lâu dài những người này từ trong vô thức sẽ có cái nhìn lệch lạc về mọi vấn đề, hay bị ảo giác, tín hiệu thị giác truyền lên não làm cho não trạng đánh giá sự việc sự vật bị sai lệch.

Như vậy, ở nhà “đầu voi đuôi chuột” thì xấu. Thế thì không lẽ gặp nhà hoặc miếng đất có dạng như thế, chúng ta lại bỏ?

Cách hóa giải sau đây dễ thực hiện nhất cho ngôi nhà “đầu voi đuôi chuột”:

Chỉ cần lấy một bên tường ổn định làm chuẩn để xác lập các không gian chính, phần xéo sẽ đặt các không gian phụ nhằm giảm khiếm khuyết.

Phong thủy nhà đất quan niệm rằng những không gian sinh hoạt chính gồm phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ hay bếp đều cần vuông vức, dồn ngóc ngách về phía kho, vệ sinh, cầu thang, thì sẽ không còn cảm giác thóp hậu nữa.

Để có những phương án tốt nhất cho ngôi nhà của mình thì các bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia về phong thủy nhà đất để có cái nhìn sâu hơn, kỹ hơn trên thực tế mảnh đất mà mình dự định xây nhà.

Đoan Trang (Báo Xây Dựng)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.