Sau vụ 11/9, việc xây dựng những tòa tháp chọc trời bị chững lại vì mối lo khủng bố và ít sinh lời. Tuy nhiên, những tòa nhà chọc trời lại được tiếp tục xây dựng sau đó và cao hơn bao giờ hết.
Lịch sử những tòa nhà chọc trời

Tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ cách đây 10 năm đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng cũng như để lại một lỗ hổng lớn trong khu đô thị cao ốc của New York. Tòa Tháp đôi với kiến trúc hình hộp hiện đại từng là biểu tượng của New York trong suốt 30 năm.

Lịch sử những tòa nhà chọc trời

Trung tâm Thương mại Thế giới mới dự tính sẽ được xây cao hơn tòa nhà cũ, trở thành tòa nhà cao nhất New York và biểu tượng kiến trúc của thế giới.

Biểu tượng của thịnh vượng


Vào khoảng cuối thế kỷ 19, các tòa nhà cao khoảng 10 tầng bắt đầu xuất hiện tại Mỹ. Sự ra đời của thang máy và kỹ thuật xây dựng khung kèo thép trong xây dựng cho phép con người có thể xây được những tòa nhà cao hơn 5-6 tầng. Thêm vào đó, nhu cầu cao về không gian tại những khu đô thị và những khu phố quan trọng khiến giá thuê bất động sản rất đắt đỏ, cũng là một yếu tố khiến các nhà đầu tư muốn xây dựng những ngôi nhà cao hơn tại trung tâm thành phố.


Cuối thế kỷ 19, kinh tế Mỹ cũng chứng kiến một sự thay đổi lớn trong cơ cấu các doanh nghiệp. Một loạt các tập đoàn ra đời và cùng với nó là sự sáp nhập các công ty nhỏ lại với nhau khiến cho việc quản lý số lượng khổng lồ nhân viên tại trụ sở của các tập đoàn này ở New York trở nên rất bất tiện. Đây cũng là lý do khiến các tòa nhà trọc trời ra đời. Hơn thế, những tòa nhà chọc trời còn là biểu tượng cho những tập đoàn kinh tế hàng đầu, là thương hiệu khổng lồ của họ in lên trời xanh. Tiêu biểu là tòa nhà Woolworths hay Metropolitant Life.


Đối với người Mỹ, đặc biệt là người New York, những tòa nhà này còn là niềm tự hào và là “kỳ quan của thế giới” vì thời điểm đó chúng không có mặt ở châu Âu và người Châu Âu đến Mỹ để có thể ngắm nhìn chúng.


Trong nhiều năm trời, Chicago và New York luôn chạy đua để xem thành phố nào có nhiều nhà chọc trời nhất. Và mặc dù sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu và kỹ thuật, nhưng kiến trúc của các tòa nhà ở hai thành phố này hết sức khác biệt.

Tòa nhà Empire State


Niêm đam mê nhà chọc trời tại New York lên đến đỉnh điểm vào cuối thập niên 1920 với ba công trình cạnh tranh ngôi vị tòa nhà cao nhất thế giới. Tuy nhiên, chiến thắng thuộc về tòa nhà Empire State.


Lịch sử những tòa nhà chọc trời

Thời điểm tòa nhà này được khánh thành, năm 1929, cũng là lúc Đại Suy thoái bắt đầu. Giai đoạn này cũng đánh dấu công nghệ xây dựng các tòa nhà chọc trời đạt được mức tuyệt hảo. Công trường của tòa nhà Empire State luôn tất bật với 3.000 công nhân xây dựng, 500 xe tải vận chuyển nguyên liệu đến đây mỗi ngày: một xe mỗi phút, tám giờ trong ngày và người ta có thể hoàn thành một tầng mỗi ngày.

Tòa nhà Empire State 102 tầng được khánh thành chỉ sau 11 tháng khởi công và với kỷ lục về an toàn trong xây dựng - chỉ có 5 người thiệt mạng. Vì lý do kinh tế, các chủ đầu tư đã hối thúc để công trình có thể hoàn thành sớm bởi giai đoạn Đại Suy thoái đồng nghĩa với bất động sản mất giá, hoạt động kinh doanh trì trệ và vốn đầu tư bỏ ra sẽ khó có thể thu hồi.


Thực tế, tòa nhà Empire State chỉ cho thuê được 28% và tương lai mù mịt tới mức chủ đầu tư đã không hoàn thiện nội thất cho 56 tầng. Cụm từ “Empire” từng đã bị gọi trệch thành “empty” (trống rỗng). Chính kiến trúc sư Bucky Fuller của tòa nhà còn tranh luận rằng nên sử dụng tòa nhà này thành nhà cho người vô gia cư thì sẽ có lý hơn.


Tòa Tháp đôi tại New York


Sau Đại Suy thoái là Chiến tranh thế giới thứ hai và không có một công trình lớn nào được thực hiện trong thời gian này.


Lịch sử những tòa nhà chọc trời

Công trình lớn được khởi công sau đó chính là Tòa Tháp đôi xấu số. Nổi bật với hai tòa tháp 110 tầng, công trình do kiến trúc sư người Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki thiết kế và Larry Silverstein mua lại được khánh thành vào ngày 4/4/1973. Tòa tháp đã vượt qua chiều cao của tòa Empire State lịch sử, trở thành tòa nhà cao nhất thế giới chỉ trong một năm, trước khi tòa tháp Sears ở Chicago hoàn tất.

Lịch sử những tòa nhà chọc trời

Điều đáng chú ý là kết cấu của Tòa Tháp đôi được chú ý nhiều hơn là kiến trúc của nó. Tòa Tháp đôi hòa mình vào kiến trúc chung của New York với các tòa nhà cao tầng hình trụ vuông cao thấp khác nhau, như một biểu đồ hình cột. Chỉ có điều nó nổi bật vì mỏng và nhẹ hơn các tòa nhà trước đó rất nhiều. Mỗi tòa tháp chỉ nặng vỏn vẹn có 100.000 tấn, được xem là rất nhẹ so với chiều cao của tòa nhà, do sử dụng một dòng thép ống trong cấu trúc của công trình. Người ta còn gia cố thêm thiết bị chống rung vào cấu trúc của tòa nhà để hạn chế việc lắc lư do gió, gây ảnh hưởng tới những cư dân trong tòa nhà.

Dù vậy kiến trúc mỏng của tòa nhà không phải lý do khiến chúng bị sụp đổ nhanh như vậy trong thảm kịch ngày 11/9/2001. Tòa tháp thứ nhất sụp đổ 53 phút sau khi phát nổ và tòa thứ hai nửa tiếng sau đó trong khi phần lớn các tòa cao ốc được thiết kế để không bị sụp trong vòng 2 giờ dù bất cứ chuyện gì xảy ra nhằm đảm bảo đủ thời gian cho mọi người thoát hiểm. Tòa Tháp Đôi bị sụp nhanh là do có thêm sức nặng của 50.000 người có mặt bên trong lúc đó nên các kỹ sư cho rằng thời gian mà hai tòa tháp trụ lại được không tồi chút nào.


Mười năm sau sự kiện Tòa Tháp đôi sụp đổ, các công trình nhà chọc trời đã không còn được tiếp tục xây dựng trên nước Mỹ mà chuyển sang Châu Á và Trung Đông với tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay là Burj Khalifa ở Dubai.


Lịch sử những tòa nhà chọc trời

Burj Khalifa có 160 tầng với chiều cao 828m được xem là thành phố trên không. Tòa nhà chọc trời này cao gấp đôi tòa nhà Empire State của Mỹ - từng là tòa nhà cao nhất thế giới trong gần 40 năm.
Theo Minh Châu (Tamnhin/ABC)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: kham pha