22/03/2012 4:09 AM
Nếu văn phòng làm việc được thiết kế hài hòa phong thủy thì sẽ trở nên thân thiện, hỗ trợ tốt hơn cho công việc của mỗi người.

Điều chỉnh nội thất văn phòng


Trên cơ sở âm dương - ngũ hành - hình thế của phong thủy, văn phòng làm việc cũng có những bài trí tương tự với nhà ở. Nhưng do sự giao tiếp phức tạp hơn, máy móc thiết bị văn phòng tỏa nhiệt và gây nhiễu loạn trường khí nhiều hơn nên phong thủy văn phòng cũng cần một số các điều chỉnh thích hợp.


Tương tự như trong nhà ở, vị trí và phương hướng quyết định tính tốt xấu của một nội thất văn phòng. Vị trí của các thành phần sử dụng văn phòng theo mức ưu tiên đi từ người lãnh đạo - nhân viên - khách - bộ phận phụ trợ. Người lãnh đạo phải có được vị trí ngồi sao cho kiểm soát tốt không gian bên ngoài và hướng giao tiếp, tầm nhìn được thoải mái. Vị trí đó cũng không được ở bên dưới phòng vệ sinh, dưới dầm xà hay quạt trần để tránh xung sát. Bàn làm việc của các bộ phận chủ chốt tránh quay lưng ra cửa đi vào phòng (khó kiểm soát) hay cửa sổ (nắng gió vào lưng, chói màn hình vi tính, thiếu điểm tựa). Nên giữ cho vùng phía trước bàn làm việc lãnh đạo luôn thoáng đãng, có tầm quan sát tốt, có cửa sổ mở bên cạnh tay trái (thanh long), hướng ra góc nhìn rộng và có thiên nhiên bên ngoài (hình 1).


Điều chỉnh nội thất văn phòng

Đối với khu vực dành cho nhân viên làm việc, cần tính kết nối chặt chẽ với nhau nhưng cũng cần tôn trọng “cái tôi” của mỗi nhân viên, vì thế hình thức xếp bàn làm việc kiểu “mỗi người một góc” sẽ không thích hợp phong thủy so với dạng bàn làm việc ghép theo modul liên hoàn mà vẫn đủ riêng tư, khi cần giao tiếp thì vẫn gần gũi trong một bán kính nhất định (hình 2). Đây chính là quan điểm tổ chức văn phòng hiện đại, thân thiện theo dạng home office, tức là tránh việc ngăn chia manh mún đóng kín, tạo môi trường làm việc thân thiện và hiện đại hơn (hình 3).


Điều chỉnh nội thất văn phòng

Vai trò của dương quang (ánh sáng mặt trời) rất cần thiết để tăng dương giảm âm cho văn phòng. Những vị trí ngồi làm việc khuất góc hoặc không thể có ánh sáng tự nhiên chiếu tới phải được bổ sung bằng nguồn sáng nhân tạo. Tất nhiên là màu sắc của toàn văn phòng có sự thống nhất nhưng đối với bề mặt ít nhận sáng thì cần dùng màu nhạt để giảm bớt độ tối. Ngược lại những bề mặt hắt sáng mạnh nên dùng màu sậm và có thể là màu của vật liệu xốp, có hoa văn hoặc gai (yếu tố âm) để cân bằng lại yếu tố dương. Vì vậy, trần văn phòng thường là tấm thạch cao có bề mặt gai và không làm nhiều nấc giật cấp để đảm bảo ánh sáng đồng đều cho các vị trí làm việc. Còn sàn thì trải thảm hoặc lát gạch không bóng loáng để tránh phản chiếu ánh sáng phức tạp (hình 4).



Điều chỉnh nội thất văn phòng
Theo Thanh Niên
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.