Gia chủ là người làm nghề du lịch, anh thuê lại ngôi nhà này để làm nơi sinh hoạt, gặp gỡ và chia sẻ những món ăn Việt Nam đặc biệt là những món thuần chay.
Trước khi ngôi nhà cải tạo chủ nhân đã góp các đồ đạc bỏ đi của bạn bè để mang về cho ngôi nhà của mình. Đó bao gồm những món đồ nội thất như bàn, ghế, tủ quần áo, cửa sổ và chụp đèn. Với chi phí có hạn, kiến trúc sư muốn khai thác những thứ cũ này với những thứ có sẵn kết hợp với những cái mới để tạo ra một không gian tươi mới hơn mà vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống của ngôi nhà trước đây.
Các cửa sổ cũ trước đây được sử dụng ở Việt Nam từ rất lâu vì tính thông thoáng của nó, hiện chúng được sắp xếp lại tạo thành một mặt dựng mới với nhiều màu sắc khác nhau và bao bọc lên mặt tiền cũ, chạy dọc lên tầng thượng, tạo nên sức hút đặc biệt, hài hòa với sự cổ kính của toàn bộ khu vực.
Một số cửa sổ trên mái được mở nhằm tạo khoảng không cho phần cây xanh bên dưới đón nhận ánh sáng tự nhiên. Ý tưởng này tượng trưng cho sự phát triển, khát vọng về tương lai và sự tốt lành từ nền tảng của quá khứ.
Các cửa sổ này cũng xuất hiện bên trong ngôi nhà như những vách ngăn phân chia và trang trí không gian. Ở tầng trệt có hệ tủ bếp cong dài đi xuyên suốt nhà. Phía trước là không gian bếp lớn, là nơi mọi người nấu nướng, trò chuyện và thưởng thức công việc nấu nướng cùng nhau trong phòng ăn phía sau.
Xen kẽ giữa hai không gian này là khu vườn và một cầu thang cũ lên tầng 1. Tầng 1 bố trí phòng ngủ phía trước vừa là nơi thư giãn vừa là nơi làm việc. Một cầu thang thép mới được dựng bên cạnh giếng trời lên tầng 2, nơi đây từng là mái nhà không sử dụng.
Một phòng ngủ được bổ sung thêm từ chính những tấm thép cũ có sẵn. Từ phòng này ra phía trước có một khu vườn để uống trà và ngắm nhìn bầu trời về đêm thắp thoáng qua khe cửa.
Hai nhà vệ sinh cũng được làm thêm tại mỗi tầng để phục vụ cho các phòng. Một khoảng thông tầng nhỏ được đặt cuối nhà để thông gió đồng thời cũng cung cấp ánh sáng bên dưới nhà vệ sinh.
Vật liệu của tường và sàn nhà vẫn được giữ nguyên. Các bề mặt xi măng chưa qua tinh chế, những khung cửa sổ lá xách và phên tre trên trần tạo nên một không gian vừa hiện đại vừa cổ kính, đồng thời làm sống lại kiến trúc Việt Nam những năm 60-70.
Kiến trúc sư mong muốn tạo ra một nơi ở mới cho những người mới đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Trên cơ sở sắp xếp lại sự vật cũ theo phương thức mới đề có thể tồn tại và hỗ trợ lẫn nhau. Thời gian trôi qua, con người nơi đây sẽ thổi sức sống mới, linh hồn mới cho ngôi nhà này.
Phác thảo hệ mặt dựng của ngôi nhà
Giải pháp bố trí các cánh cửa tái chế cho phần mái ngôi nhà
-
Nhà phố 3 tầng mang hương vị của biển tại Đà Nẵng
CafeLand - Ngôi nhà là một món quà tự thưởng của gia chủ gốc người Hà Nội sau vài năm sống và làm việc tại Đà Nẵng.
-
Nhà ống phố biển Vũng Tàu với mặt tiền tạo bóng đổ bao phủ xung quanh khu vườn
Tọa lạc tại thành phố Vũng Tàu, ngôi nhà ống kiểu Việt điển hình với mặt tiền tạo bóng đổ, là một không gian sống tràn đầy ánh sáng và cây xanh, bất chấp những thách thức của kiểu nhà ống phổ biến tại Việt Nam....
-
Hy sinh một phần diện tích, ngôi nhà hướng Tây ở Hải Phòng có ngay khu vườn đắt giá
Ít ai biết được ngôi nhà đặc biệt tại Hải Phòng có khu vườn xanh mát này lại được thiết kế trong thời kỳ Covid-19, nhưng mãi đến 3 năm sau mới được hoàn thành.
-
Nhà xứ Huế khoác áo mới, đẹp đến nao lòng
Giữa không gian thoáng đãng của làng Lại Thế, một ngôi nhà mang đậm bản sắc Huế vừa khoác lên mình tấm áo mới. Nơi mà nét đẹp truyền thống được tái hiện một cách hiện đại, mang lại một không gian sống tiện nghi và hài hòa giữa cũ – mới....