Nút giao Mai Dịch là nút giao thông 3 tầng, có vành đai 3 và đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đi qua. Đây là nút giao quan trọng ở phía Tây Thủ đô, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Do đó, để hoàn thiện điểm nối Vành đai 3, từ tháng 2/2023 Hà Nội đã đầu tư hơn 340 tỷ đồng xây dựng hai cầu vượt bằng thép, song song cầu vượt Mai Dịch. Công trình có chiều dài khoảng 760m, có điểm đầu nằm trên đường Phạm Văn Đồng, điểm cuối nằm trên đường Phạm Hùng theo lý trình đường Vành đai 3.
Sau khi hoàn thành, cầu vượt thép sẽ phục vụ xe lưu thông trong nội đô, còn lại phần cầu vượt cũ sẽ chỉ dành cho xe đi trên vành đai 3 trên cao, đảm bảo phương tiện chạy 80km/h toàn tuyến.
Hai cầu vượt thép được kỳ vọng giải quyết tình trạng tắc nghẽn ở nút giao Mai Dịch, thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hóa giữa trung tâm với khu vực phía tây, phía bắc Thủ đô và vùng lân cận.
Hai cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch hiện đã hoàn thành.
Các phương tiện sẽ lưu thông như thế nào?
Cầu Mai Dịch cũ được tách thành trục đường cao tốc, kết nối cầu cạn phía đường Phạm Hùng (hướng đi cầu Thanh Trì) với cầu cạn phía đường Phạm Văn Đồng (hướng đi cầu Thăng Long) và ngược lại.
Cầu mới phía Hồ Tùng Mậu phục vụ phương tiện xe ô tô và xe máy lưu thông vượt qua nút giao Mai Dịch theo hướng Phạm Văn Đồng đi Phạm Hùng.
Cầu mới phía Xuân Thuỷ phục vụ phương tiện xe ô tô và xe máy lưu thông vượt qua nút giao Mai Dịch theo hướng Phạm Hùng đi Phạm Văn Đồng.
Khi cầu Mai Dịch mới thông xe sẽ cấm tất cả các phương tiện (ngoại trừ các phương tiện ô tô) đi vào cầu Mai Dịch cũ – trục đường cao tốc Vành đai 3 trên cao.
Các phương tiện lưu thông qua khu vực trung tâm nút giao Mai Dịch theo sự hướng dẫn của đèn tín hiệu giao thông, vạch sơn kẻ, biển báo và người hướng dẫn giao thông.
Tốc độ lưu hành cho phép đối với các phương tiện tham gia giao thông trên cầu Mai Dịch cũ (đường cao tốc) và 2 đơn nguyên cầu mới dưới 60km/h.
-
Chi tiết 6 cây cầu gần 65 nghìn tỷ sắp khởi công tại Hà Nội
Dự kiến trong giai đoạn từ 2024 – 2027, Hà Nội sẽ khởi công và hoàn thành 6 cây cầu nối hai bờ sông Hồng với tổng vốn đầu tư gần 65.000 tỷ đồng.







-
Hà Nội áp khung giá thuê nhà ở xã hội, cao nhất 198.000 đồng/m²/tháng
Người thu nhập thấp tại Hà Nội sắp có thêm cơ hội an cư với giá thuê nhà ở xã hội được kiểm soát rõ ràng, minh bạch. Mức giá tối đa chỉ 198.000 đồng/m²/tháng, mở ra cánh cửa tiếp cận nhà ở chất lượng với chi phí hợp lý hơn bao giờ hết....
-
Các dự án nhà ở xã hội tại Ninh Bình vướng thủ tục giải phóng mặt bằng
Dù nhu cầu nhà ở xã hội tại Ninh Bình ngày càng tăng, nhưng các dự án vẫn “nằm im” trên bản vẽ vì chậm giao đất, vướng thủ tục giải phóng mặt bằng (GPMB).
-
Sốt đất nền vùng ven Hà Nội: Cẩn trọng trước làn sóng tăng giá
Giá đất nền tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Sơn Tây đang trên đà leo thang, có nơi tăng 30-80% chỉ trong vài tháng đầu năm 2025. Trong cơn sốt này, nhiều chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cần tỉnh táo, tránh "xuống tiền" theo tâm lý đám đông....