Trung tâm tài chính tại Đà Nẵng.
Sự kiện này nhằm hiện thực hóa chủ trương của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Chính phủ về việc xây dựng các trung tâm tài chính tại Việt Nam, bao gồm một trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TP.HCM và một trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng.
Hội thảo dự kiến thu hút 400 - 450 đại biểu, bao gồm lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, lãnh đạo các tỉnh thành, đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, nhà đầu tư chiến lược và các cơ quan truyền thông. Hội thảo sẽ diễn ra trực tiếp tại Trung tâm Hành chính Đà Nẵng và trực tuyến.
Việc xây dựng các trung tâm tài chính tại Việt Nam được đánh giá là bước đột phá mang tính thể chế, góp phần khai thác tối đa nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển một thị trường tài chính hiện đại, bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP ổn định, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, và môi trường chính trị xã hội ổn định.
Với quy mô GDP dự kiến đạt 470 tỷ USD vào năm 2024, Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động và giàu tiềm năng.
Các trung tâm tài chính quốc tế và khu vực sẽ quy tụ các tổ chức tài chính lớn, quỹ đầu tư, doanh nghiệp dịch vụ tài chính và các sàn giao dịch chuyên nghiệp. Những trung tâm này đóng vai trò cầu nối, giúp Việt Nam liên kết chặt chẽ hơn với các thị trường tài chính toàn cầu, đồng thời mở ra nhiều cơ hội để thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Theo Thông báo số 47-TB/TW ngày 15/11/2024, Bộ Chính trị đã phê duyệt chủ trương thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng, áp dụng cơ chế quản lý đặc thù, vượt trội, đi kèm giám sát rủi ro chặt chẽ.
Bộ Chính trị yêu cầu triển khai ngay 8 nhóm chính sách phù hợp thông lệ quốc tế, đồng thời thí điểm 6 chính sách từ các trung tâm tài chính lớn với lộ trình cụ thể đến 2035. Lộ trình có thể đẩy nhanh nếu điều kiện thuận lợi, không cứng nhắc theo thứ tự.
Chính phủ giao 49 nhóm nhiệm vụ cho 12 bộ, ngành và địa phương, tập trung vào 5 trọng tâm: Xây dựng hạ tầng tài chính hiện đại, hệ thống thanh toán, lưu ký, giao dịch tiên tiến; Thu hút nhân tài quốc tế với cơ chế đãi ngộ và môi trường hấp dẫn; Đổi mới tài chính, phát triển công cụ mới như tài chính xanh, fintech, quản lý rủi ro; Mở rộng hợp tác quốc tế, tuân thủ chuẩn mực tài chính toàn cầu; Bảo đảm an ninh tài chính, tăng cường giám sát và ổn định hệ thống.
-
Lập và vận hành Trung tâm Tài chính TP.HCM, Đà Nẵng trong 2025
Chính phủ nêu mục tiêu thành lập và vận hành Trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng trong năm 2025.
-
Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam đang có đủ 5 yếu tố, điều kiện cần thiết để phát triển thị trường tài chính hiện đại, hướng đến hình thành trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.
-
Hạ tầng giao thông Đà Nẵng sẽ được đầu tư như thế nào trong năm nay?
Trong năm 2025, TP. Đà Nẵng sẽ đẩy nhanh xây dựng hàng loạt hạ tầng giao thông kết nối nội tỉnh và khu vực.
-
Đà Nẵng sẽ có thêm 5.200 căn nhà ở xã hội trong năm nay
Theo kế hoạch, trong năm 2025, TP. Đà Nẵng sẽ triển xây dựng, mời gọi đầu tư hàng loạt dự án nhà ở xã hội có quy mô khoảng 5.200 căn hộ.
-
Tiếp tục khai thác quỹ đất, thúc đẩy thị trường bất động sản
Việc đấu giá thành công nhiều lô đất ở và sự sôi động trở lại của thị trường bất động sản trong quý 4-2024 mang đến những tín hiệu khả quan về khai thác quỹ đất và sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản Đà Nẵng trong năm 2025....