Mặt bằng quy hoạch KCN Trần Đề.
KCN Trần Đề được triển khai trên diện tích 160ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.230 tỷ đồng. Dự án do Công ty cổ phần Bê tông Hà Thanh làm chủ đầu tư. Sau thời gian thi công, đến nay các hạng mục hạ tầng kỹ thuật trọng yếu như đường giao thông nội khu, hệ thống chiếu sáng, thoát nước mưa, cấp nước sạch, cấp điện, phòng cháy chữa cháy đã cơ bản hoàn thiện. Đồng thời, chủ đầu tư cũng đã tiếp nhận và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung do tỉnh Sóc Trăng bàn giao, góp phần bảo đảm tiêu chuẩn môi trường trong thu hút đầu tư.
Đây là KCN thứ hai của tỉnh Sóc Trăng được chính thức đưa vào hoạt động, sau KCN An Nghiệp. KCN tập trung đa dạng các ngành công nghiệp và dịch vụ, chủ yếu là công nghiệp nhẹ, sạch, ít gây ô nhiễm hay không có ảnh hưởng xấu đến khu vực xung quanh như: chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; đóng, sửa chữa tàu thuyền; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ôtô và xe có động cơ khác; công nghiệp chế biến, chế tạo; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị và các ngành nghề kinh tế khác…
Theo Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới KCN nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực chế biến, sản xuất xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ.
Cụ thể, Sóc Trăng dự kiến mở rộng KCN An Nghiệp thêm 169ha, đồng thời thành lập mới 3 KCN gồm: KCN Sông Hậu – Phân khu 1 (huyện Kế Sách) diện tích 121ha; KCN Đại Ngãi (huyện Long Phú) diện tích 196ha và KCN Mỹ Thanh (thị xã Vĩnh Châu) diện tích 217ha.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang nghiên cứu thành lập mới 5 KCN khác, gồm KCN Đại Ngãi 2 (Long Phú, 250 a); KCN Trần Đề 2 (Trần Đề, 700ha); KCN Khánh Hòa (Vĩnh Châu, 350ha); KCN Sông Hậu – Phân khu 2 (Kế Sách, 165ha); cùng với hai khu liên hợp công nghiệp – đô thị – dịch vụ quy mô lớn là KCN – Đô thị – Dịch vụ Phú Mỹ (1.500ha, trong đó 1.125ha đất công nghiệp) và KCN – Đô thị – Dịch vụ Trần Đề (850ha, trong đó 638ha đất công nghiệp).
-
Quảng Ninh đang đẩy mạnh chiến lược phát triển công nghiệp với kế hoạch xây dựng bốn khu công nghiệp mới vào năm 2025, bao gồm KCN Đông Triều, KCN phía Bắc Sân bay Vân Đồn, KCN Hải Hà (giai đoạn 2) và mở rộng KCN Đông Mai.
-
Quảng Ninh đang tiến hành mời gọi các nhà đầu tư tiềm năng cho dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Đông Bắc Sân bay, nằm trong Khu kinh tế Vân Đồn, với diện tích gần 348ha nằm tại xã Đài Xuyên.
-
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa chính thức phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp (KCN) Thuận Thành III - Phân khu C theo Quyết định số 195 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Lợi ký ban hành.
-
Sóc Trăng họp bàn tìm phương án khai thác cát biển san lấp 4.000ha khu hậu cần “siêu cảng” Trần Đề
Quy hoạch cảng biển nước sâu Trần Đề có diện tích mặt bằng cảng hơn 411ha, trong đó cầu cảng dài 5.300m tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container tới 160.000 DWT, hệ thống kè chắn sóng dài 8.800m và cầu vượt biển dài 17,8km, rộng 28m. Đây sẽ là cảng biển...
-
Sóc Trăng khánh thành cụm công nghiệp gần 900 tỷ đồng, tạo việc làm cho 10.000 lao động
Ngày 4/4, tỉnh Sóc Trăng chính thức khánh thành Cụm công nghiệp (CCN) Xây Đá B tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành. Đây là dự án CCN đầu tiên tại địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)....
-
Cần hơn 162.000 tỷ đồng đầu tư “siêu cảng” lớn nhất khu vưc phía Nam
Dự án đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề được đề xuất có tổng vốn đầu tư hơn 162.000 tỷ đồng. Đây sẽ là cảng biển có quy mô bậc nhất phía Nam, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long....