Hướng tuyến cao tốc Dầu Giây-Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP với tổng chiều dài hơn 60km.
Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có tổng chiều dài hơn 60km, điểm đầu giao với quốc lộ 1 tại khu vực thị trấn Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai), kết nối trực tiếp với tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Điểm cuối thuộc địa phận xã Phú Sơn (huyện Tân Phú), kết nối tiếp với tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, góp phần hoàn thiện tuyến cao tốc xuyên suốt khu vực Nam Trung Bộ – Tây Nguyên.
Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). Trong giai đoạn 1, tuyến cao tốc sẽ được đầu tư theo tiêu chuẩn cấp 100, gồm 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m. Riêng tại các đoạn nền đất yếu, cầu và điểm dừng khẩn cấp sẽ được xây dựng theo quy mô hoàn chỉnh, đạt bề rộng nền gần 25m, đảm bảo an toàn, chất lượng và khả năng khai thác lâu dài.
Trước đó vào ngày 15/4, Bộ Xây dựng đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Theo đó, liên danh Công ty CP Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh – Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải đã trúng thầu và sẽ trực tiếp triển khai toàn bộ giai đoạn 1 của công trình.
Tổng vốn đầu tư của dự án là hơn 8.400 tỷ đồng, trong đó nhà đầu tư góp hơn 7.100 tỷ đồng, còn lại khoảng 1.300 tỷ đồng là phần vốn Nhà nước hỗ trợ nhằm phục vụ cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Dự kiến, thời gian thi công của dự án là 24 tháng, kể từ ngày khởi công, với mục tiêu hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2027. Sau khi hoàn tất thi công, tuyến cao tốc sẽ được vận hành theo hình thức thu phí BOT trong thời gian 16 năm 11 tháng 21 ngày, đảm bảo thu hồi vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Việc triển khai tuyến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đi Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên, mà còn mở ra dư địa phát triển mạnh mẽ cho các đô thị, khu công nghiệp và vùng nông nghiệp công nghệ cao dọc tuyến. Đây cũng là một phần quan trọng trong chiến lược kết nối vùng Đông Nam Bộ với các trung tâm kinh tế khu vực Tây Nguyên – Duyên hải miền Trung, tạo động lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền.
-
Bộ Xây dựng vạch chiến lược mở rộng mạng lưới cao tốc, khởi công 19 dự án trong 2025
Năm 2025 được xem là năm bứt phá của ngành giao thông Việt Nam, khi Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đầy tham vọng: thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng đến Cà Mau và khởi công 19 dự án trọng điểm.
-
Sắp khởi công tuyến cao tốc hơn 22.000 tỷ đồng đoạn qua tỉnh Sơn La
Theo kế hoạch, tuyến đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đoạn qua tỉnh Sơn La sẽ khởi công vào sáng ngày 18/5 tới đây tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu.
-
Đã chọn được nhà đầu tư cao tốc Dầu Giây – Tân Phú gần 8.500 tỷ đồng, hướng tới hoàn thành vào 2026
Sau thời gian kêu gọi đầu tư, tuyến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú giai đoạn 1 có tổng vốn gần 8.500 tỷ đồng đã chính thức xác định được nhà đầu tư. Đây là một mắt xích quan trọng trong trục cao tốc xuyên vùng Đông Nam Bộ - Tây Nguyên, góp phần tháo gỡ “nút thắt” hạ tầng tại khu vực đang phát triển năng động bậc nhất cả nước.








-
Xử lý thông tin báo nêu về bất cập liên quan đến biển báo giao thông và cao tốc 2 làn xe
Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 6842/VPCP-CN ngày 22/7/2025 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc xử lý thông tin báo chí, dư luận phản ánh về những bất cập liên quan đến biển báo giao thông và cao tốc 2 làn xe....
-
Tiến độ thi công cao tốc Hòa Liên - Túy Loan
Bộ Xây dựng vừa kiểm tra công trường dự cao tốc Hòa Liên - Túy Loan, yêu cầu xử lý dứt điểm vướng mắc, đảm bảo thông xe kỹ thuật vào ngày 19/8 tới đây.
-
Đẩy nhanh đầu tư 3 hầm lớn trên cao tốc Bắc – Nam
Ba hầm lớn trên tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông là Thần Vũ, Cù Mông và Núi Vung sẽ được hoàn tất thủ tục đầu tư trong tháng 7/2025 và dự kiến khởi công trong năm nay.