02/08/2017 3:11 PM
CafeLand - Thông tin C46 vừa đưa ra quyết định khởi tố ông Trầm Bê vào ngày 1/8/2017 đã gây bất ngờ cho không ít người. Cùng với ông Trầm Bê còn có ông Phan Huy Khang, nguyên Tổng Giám đốc Sacombank và 14 người khác.

Theo thông tin từ cơ quan điều tra, ông Trầm Bê và các đối tượng liên quan bị khởi tố vì có sai phạm liên quan đến việc cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng năm 2013. Vào thời điểm đó ông Trầm Bê là Phó chủ tịch HĐQT và cũng là chủ tịch Hội đồng Tín dụng của Sacombank và ông Phan Huy Khang (SN 1973) là thành viên hội đồng tín dụng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Sacombank. Đây là nhân nhân vật có quyền cao nhất trong việc quyết định cho các công ty của ông Danh vay tiền.

Khoản tín dụng này Sacombank cấp cho 6 công ty “ma” được Phạm Công Danh lập ra để vay tiền. Tài sản thế chấp là khoản tiền 1.850 tỷ đồng gửi liên ngân hàng của VNCB. Cuối cùng, cả 6 công ty này không thể trả nợ cho Sacombank. Số tiền gửi liên ngân hàng của VNCB sau đó bị Sacombank tự động thu hồi nợ gốc và lãi.

Như vậy, quyết định cho các công ty của ông Danh vay tiền không gây thiệt hại cho Sacombank vì đã thu hồi được gốc và lãi. Tuy nhiên, việc quyết định cho vay dựa trên hồ sơ không có tính khả thi về mặt tài chính hay chính xác hơn là “lách quy định” có thể đã vi phạm các quy định pháp luật. Có lẽ khi cho vay thì ông Danh và ông Khang biết chắc chắn việc cho vay này có thể vi phạm. Hành động cho vay này có thể gây thiệt hại cho VNCB bởi việc thế chấp khoản tiền gửi 1.850 của VNCB là khá bất thường.

Khoản vay 1.800 tỷ đồng này có liên quan gì tới bất động sản?

Theo thông tin từ phía cơ quan điều tra năm 2013, Phạm Công Danh vay số tiền 1.800 tỷ đồng của Sacombank nhằm tất toán khoản vay 1.700 tỷ đồng cho BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 2 – TP HCM. Trước đó, ngày 27/2/2012 Phạm Công Danh có giấy đề nghị vay 2.000 tỷ đồng tại BIDV kèm theo những giấy tờ liên quan như phương án vay, hồ sơ vay. Tài sản thế chấp trong hồ sơ vay gồm 5 lô đất thuộc 5 công ty do ông Danh làm chủ tại dự án Khu phức hợp TM&DV cao tầng tại Sân vận động Chi Lăng (TP Đà Nẵng).

Chỉ hơn 2 tuần sau đó, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV ra quyết định phê duyệt cho vay hỗ trợ tài chính tạm thời đối với dự án nói trên với thời hạn vay của hợp đồng này kéo dài đến cuối năm 2012.

Còn nhớ “thương vụ” mua Sân vận động Chi Lăng (Hải Châu II, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) của Phạm Công Danh hết sức ly kỳ. Dự án này được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt thực hiện theo hình thức giao đất có thu tiền với đơn giá 25,3 triệu đồng/m2.

Tổng giá trị tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư phải nộp cho Đà Nẵng là 1.393 tỉ đồng. Mảnh đất này được chia thành 10 miếng và được UBND TP.Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 10 công ty TNHH (UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 10 công ty này cùng ngày 1.12.2010). 10 sổ đỏ này đã được Tập đoàn Thiên Thanh thế chấp ngay tại OceanBank để vay số tiền 1.253 tỉ đồng.

Một điều hết sức đặc biệt chỉ khoảng hơn 1 tháng sau đất sân Chi Lăng đã được PVFC "thẩm định", đưa giá tăng lên đến 56,7 triệu đồng/m2 (gấp 2,24 lần giá đất của Đà Nẵng giao cho Thiên Thanh). Sau đó PVFC ủy thác qua PVFC Invest mua 3 mảnh đất sân Chi Lăng từ Thiên Thanh, trị giá 901 tỉ đồng. Đồng thời PVFC cũng ủy thác cho Công ty CP đầu tư tài chính công đoàn dầu khí Việt Nam (PVFI - thời Vũ Quang Hải làm Tổng giám đốc) mua “2 sổ đỏ”, trị giá 609 tỉ đồng (giá gần 55 triệu đồng/m2).

Như vậy, chỉ cần bán 1/2 số đất vừa mua cách đó vài tháng mua ông Phạm Công Danh đã có đủ tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi cho OceanBank và được thêm gần 200 tỷ đồng. Rõ ràng ông Danh có tài kinh doanh “siêu hạng”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng mức giá mà PVFC mua được dàn xếp để “thổi giá” miếng đất này giúp ông Danh có được tiền thâu tóm Ngân hàng Đại Tín (sau đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng).

Trở lại với việc BIDV cho Tập đoàn Thiên Thanh vay 1.700 tỷ đồng với tài sản thế chấp mà cách đó không lâu được UBND TP.Đà Nẵng giao cho doanh nghiệp với giá chỉ khoảng hơn 600 tỷ đồng thì thấy đây là một thương vụ khá “liều lĩnh”. Tất nhiên, BIDV đã thu lại được số tiền này nhờ người vay tiền từ Sacombank để tất toán nợ.

Dù BIDV và Sacombank không thiệt hại gì từ việc cho vay này bởi đã thu được cả gốc và lãi, điều này gián tiếp gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho VNCB. Những “bất thường” trong chuyển động của dòng tiền, hồ sơ vay vốn là dấu hiệu cho thấy ông Bê và những người liên qua có thể đang “tiếp tay” cho các hành vi vi phạm pháp luật.

  • Sacombank nói gì về việc ông Trầm Bê bị bắt?

    Sacombank nói gì về việc ông Trầm Bê bị bắt?

    CafeLand – Liên quan đến việc ông Trầm Bê, nguyên thành viên HĐQT và ông Phan Huy Khang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Sacombank bị khởi tố vào ngày 1/8/2017, vào cuối giờ chiều nay, Sacombank đã lên tiếng về vấn đề này.

Hoàng Nam
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.