Lạm phát tăng thấp hơn kỳ vọng
Trong 8 tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới chỉ tăng 2,83%. Tuy nhiên, CPI tháng 9 bất ngờ tăng 2,2%, đưa CPI trong 9 tháng lên 5,13%. Tuy nhiên, việc CPI đột ngột tăng mạnh chủ yếu là do 3 nhóm hàng hóa trong rổ tính CPI là: Thuốc và dịch vụ y tế, giáo dục và giao thông tăng mạnh. Tính tổng cộng 3 nhóm hàng này đóng góp 87% và mức tăng CPI của tháng 9, trong khi đó tỷ trọng trong rổ hàng hóa tính CPI tổng cộng chỉ có khoảng 15%. Ba nhóm hàng hóa này tăng mạnh do việc điều chỉnh giá một cách chủ động.
Như vậy, nhìn chung lạm phát của nền kinh tế vẫn chưa tăng trở lại. Về bản chất giá hầu hết các hàng hóa tháng 9 vẫn chỉ tăng ở mức rất thấp. Với việc tín dụng cả năm chỉ tăng ở mức rất thấp thì khả năng trong những tháng tới lạm phát sẽ chỉ tăng nhẹ dù là vào mùa cao điểm của chu kỳ lạm phát trong năm. Điều này trái với lo ngại của nhiều người là lạm phát sẽ tăng mạnh.
Có thể xem lạm phát là một điểm sáng vì nó tăng thấp hơn rất nhiều so với nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn tích cực vì ở một góc nhìn khác thì lại cho thấy đó là tín hiệu suy giảm của toàn bộ nền kinh tế.
Lạm phát của Việt Nam trong những năm qua
Nguồn: TCTK
Tỷ giá ổn định và sẽ còn ổn định trong thời gian tới
Năm 2012 là năm đầu tiên trong vòng 4 năm trở lại đây có mức tỷ giá khá ổn định. Tỷ giá hiện nay đang thấp hơn so với đầu năm và dao động quanh mức 20.800 – 20.100 VND/USD. Đây được xem là một nét khá tích cực đối với nền kinh tế.
Nguyên nhân của việc tỷ giá ổn định là do cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế khá cân bằng. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất siêu gần 100 triệu USD, đây là lần đầu tiên trong nhiều năm Việt Nam xuất siêu. Trong khi đó các dòng ngoại tệ đi vào khác như vốn đầu tư trực tiếp (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FPI), vốn viện trợ (ODA) và kiều hối vẫn duy trì khá cao.
Số liệu của ngân hàng nhà nước cho thấy dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay lên đến 23 tỷ USD, cao hơn hồi đầu năm khoảng hơn 10 tỷ USD. Việt Nam đã có thặng dư cán cân thanh toán khá lớn.
Bên cạnh đó thì nhu cầu ngoại tệ trong nền kinh tế giảm do tình trạng nhập lậu vàng không nóng sốt như trước. Cuối cùng là do tín dụng tăng quá thấp nên không gây ra “hiệu ứng pha loãng” đối với tỷ giá.
Trong năm 2013 tỷ giá vẫn có thể tiếp tục ổn định do cung cầu ngoại tệ không còn quá chênh lệch. Tuy nhiên, tỷ giá sẽ tăng nhẹ nếu Chính phủ kích cầu mạnh đối với nền kinh tế.
Tỷ giá USD/VND năm 2012 khá ổn định
Xuất nhập khẩu đều tăng
Trong 9 tháng xuất khẩu đạt 83,8 tỷ USD, tăng 18,90% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu khu vực trong nước đạt 31,30 tỷ USD, giảm 0,6%, còn xuất khẩu khu vực nước ngoài đạt 52,4 tỷ USD, tăng 34,6%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 5,36 tỷ USD tăng 77,30%; Điện thoại và các loại linh kiện đạt 8,56 tỷ USD, tăng 120,6% so với cùng kỳ.
Trong khi đó nhập khẩu 9 tháng đạt 83,75 tỷ USD, tăng 6,60%. Trong đó nhập khẩu khu vực trong nước đạt 39,88, giảm 8,2%; khu vực nước ngoài đạt 43,86 tỷ USD, tăng 24,8 tỷ USD. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm như ô tô, sắt thép, linh kiện điện tử. Trong khi đó nhập khẩu điện tử, máy tính linh kiện đạt 9,28 tỷ USD, tăng 80,95; điện thoại và các loại linh kiện đạt 34,64 tỷ USD, tăng 93,1%.
Xuất nhập khẩu đều tăng khá mạnh trong bối cảnh kinh tế suy yếu. Tuy nhiên, việc tăng xuất nhập khẩu chủ yếu do khu vực FDI. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu do các doanh nghiệp FDI nằm trong chuổi sản xuất của các công ty đa quốc gia. Xuất nhập khẩu của khu vực trong nước đều giảm phản ánh sự khó khăn của nền kinh tế.
Xuất nhập khẩu và thâm hụt thương mại
Nguồn: TCKT
Lãi suất đã giảm mạnh so với đầu năm
Trong những ngày gần đây lãi suất có dấu hiệu tăng trở lại. Dù vậy, so với đầu năm lãi suất đã giảm khá mạnh. Hiện tại, lãi suất cho vay trên thị trường phổ biến dưới 15%, thấp hơn 4-5% so với đầu năm. Lãi suất huy động cũng giảm về dưới 12%, thấp hơn mức 15-20% như đầu năm.
Việc lãi suất giảm mạnh ngoài việc do lạm phát kỳ vọng giảm còn do nhu cầu vốn của nền kinh tế giảm. Điều này thể hiện qua việc tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm mới chỉ đạt 2,35%, đây là mức thấp nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, lãi suất giảm còn do NHNN cũng đã giảm khá mạnh lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu.
Lãi suất giảm có thể xem là một hiệu ứng tích cực tuy nhiên rủi ro hệ thống ngân hàng lại tăng lên. Nợ xấu thật sự của ngân hàng có thể lên trên 10% tổng dư nợ và hiện nay vẫn không ngừng tăng lên. Việc tái cấu trúc ngân hàng diễn ra chậm chạp và không như kỳ vọng. Không những vậy hiện nay rủi ro từ việc các ngân hàng huy động rồi cho vay vàng rất lớn. Đặc biệt sau sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng Á Châu bị bắt.
-
Lạm phát tháng 9 tăng 2,2% không phải bất thường
CafeLand - Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2012 đã tăng vọt 2,2% so với tháng trước và tăng 5,13% so với tháng 12 năm trước. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 6/2011. Không ít chuyên gia kinh tế cho rằng đây là một mức tăng bất thường và bày tỏ sự quan ngại về xu hướng lạm phát tăng cao trong thời gian tới. Tuy nhiên, xét bản chất tăng trưởng của lạm phát ta thấy điều này không có gì là bất thường. Lạm phát trong những tháng tới sẽ tăng ở mức thấp chứ không phải nh
-
Bất động sản ấm dần khi lãi suất giảm
CafeLand - Sau một khoảng thời gian dòng tiền cho bất động sản bị thắt chặt khiến cho bất động sản rơi vào tình trạng “hấp hối”. Hiện tại, tín dụng cho bất động sản được nới rộng và lãi suất đang trong xu hướng giảm khá mạnh. Tuy nhiên, chỉ nên kỳ vọng bất động sản bớt khó khăn và một số phân khúc sẽ ấm dần chứ không nên kỳ vọng sẽ nhanh chóng phục hồi.