"Gây bão" ở châu Á và lan cả toàn cầu
Bao bì với màu sắc rực rỡ và in hình nhân vật Disney nổi tiếng, sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc không chỉ đang "gây bão" ở châu Á mà đã lan sang nửa kia bán cầu.
Đây đúng là "giải trí cho da", Christine Chang, đồng sáng lập công ty Glow Recipe, nhận xét. Bà và đối tác Sarah Lee đã đưa thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc vào thị trường Mỹ từ 2014. Trước đó, bà Chang từng làm việc tại 2 hãng mỹ phẩm nổi tiếng Kiehl's (Mỹ) và L'Oreal (Pháp). Đến đất nước châu Á nhiều lần trong một năm để tìm kiếm sản phẩm mới, 2 người liên tục bị "choáng ngợp vì sự đổi mới mới trên thị trường".
Hàn Quốc nằm trong top 10 thị trường làm đẹp trên toàn thế giới, với doanh thu 2018 ước tính hơn 13,1 tỷ USD, theo hãng nghiên cứu Mintel. Riêng sản phẩm chăm sóc da mặt chiếm một nửa tổng thị phần và dự kiến sẽ đạt 7,2 tỷ USD vào 2020.
Ngành công nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc luôn phát triển rất mạnh
"Từ lâu, Pháp và Nhật Bản luôn được coi là biểu tượng của ngành mỹ phẩm toàn cầu", Ryan Park, người sáng lập thương hiệu Whamisa của Hàn Quốc 19 năm trước, nói. Tuy nhiên, Hàn Quốc bắt kịp trong một thời gian rất ngắn nhờ sự phát triển đồng đều của các ngành công nghiệp cơ bản, hóa học, khoa học sinh học cũng như làn sóng "Hallyu" (văn hóa Hàn).
Bắt đầu với phim ảnh và âm nhạc, văn hóa Hàn - từ ẩm thực, thời trang đến làm đẹp - dần lan ra khắp thế giới thông qua mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến. Những "thần tượng K-pop" như ca sĩ nhạc rap PSY, nhóm nhạc nữ Wonder Girls hay mới đây nhất là nhóm nhạc nam BTS, đều gây ấn tượng mạnh khi tấn công vào Hollywood - vốn được xem là "khó tính" đối với nghệ sĩ nước ngoài. Còn trong khu vực, người tiêu dùng không ai không muốn làn da giống những người nổi tiếng Hàn Quốc.
Vị trí toàn cầu
Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia có "mỹ phẩm chức năng", Soyun Cho, giáo sư da liễu Đại học Quốc gia Seoul, chia sẻ. Đây là tên một dòng sản phẩm được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm nước này cho phép, có tác dụng chống nếp nhăn, tăng tính đàn hồi, làm đều màu da và chống nắng. Chính điều này đã thúc đẩy các nhãn hàng liên tục cải tiến sản phẩm.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Hàn Quốc tìm hiểu rất sâu về các loại mỹ phẩm và vô cùng kỹ tính. Các xu hướng làm đẹp đến và đi liên tục tại thị trường này, một phần ảnh hưởng của những diễn đàn chia sẻ trên xã hội. "Phụ nữ trẻ Hàn Quốc rất quan tâm đến xu hướng mới, và không muốn bỏ lỡ sản phẩm mới khi tất cả bạn bè đang dùng", bà Cho nói.
Mỹ phẩm Hàn Quốc thường có bao bì bắt mắt. Nguồn: cityweekend
Theo bà Chang, điểm mạnh của đồ Hàn là trải nghiệm. Mỹ phẩm ở đây thường có kết cấu thú vị, độc đáo hoặc phương pháp sử dụng linh hoạt. Ví dụ, các hãng dùng lô hội thay nước để tăng dưỡng hay mặt nạ cao su thay giấy để da hấp thụ tốt hơn.
Một sản phẩm nổi bật khác là air cushion - một loạt kem nền dạng nước, ủ trong đệm mút chứa nhiều lỗ khí. Mặc dù những loại kem này được tạo ra ở Đức, các công ty Hàn Quốc đã phổ biến việc kết hợp một loạt công dụng khác nhau, dưỡng da, chống nắng cho đến trang điểm vào trong một sản phẩm được mệnh danh là " bí mật của làn da Hàn Quốc".
Cùng với những lĩnh vực phát triển như công nghệ hay điện tử, mỹ phẩm của quốc gia châu Á này đang tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường toàn cầu. Và trong bối cảnh người tiêu dùng cả 2 giới ngày càng quan tâm đến vẻ ngoài, tiềm năng phát triển sẽ là vô cùng lớn.
-
Điều ít biết về người phụ nữ giàu nhất thế giới
18/08/2021 1:47 PMSau khi mẹ qua đời, Françoise Bettencourt Meyers thừa kế thương hiệu làm đẹp L'Oreal của gia đình, hiện khối tài sản bà đang nắm giữ lên tới 92 tỷ USD.
-
Ngày 21/5: Hội thảo “Sản xuất, phân phối và phát triển thương hiệu mỹ phẩm cá nhân”
13/05/2021 9:00 AMNgày 21/5 sắp tới, Thẩm Mỹ Xuân Trường sẽ tổ chức buổi hội thảo giao lưu: “Sản xuất, phân phối và phát triển thương hiệu mỹ phẩm cá nhân”, mang đến cái nhìn khách quan và sự trải nghiệm thực tế đến với người dùng.
-
Đại sứ Phạm Quang Vinh nói về điểm khác biệt giữa hai cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 - 2020 và khả năng "lội ngược dòng" của ông Trump trong các cuộc thăm dò dư luận
30/09/2020 9:00 PMTheo phân tích của nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh, năm 2016, ông Trump đã khơi dậy được sự chán nản của người dân với nền chính trị, họ muốn sự thay đổi khác biệt. Thời điểm đó, sự thay đổi chính là nhu cầu chính của cử tri. Vậy năm 2020, nhu cầu gì là chính? Phải chăng, cử tri đang chán nản bởi đại dịch, bởi phong tỏa, đình trệ kinh tế?
-
Samsung Electronics thống lĩnh thị phần điện thoại 5G tại Mỹ
21/05/2020 4:50 PMDòng điện thoại Galaxy S20 của Samsung, được công bố vào tháng 2/2020, hiện đang chiếm 94% thị phần điện thoại thông minh 5G của Mỹ trong ba tháng đầu năm nay.
-
Người Mỹ xếp hàng dài nhận thực phẩm miễn phí
18/04/2020 10:41 AMTrong 3 tuần qua, hơn 16,8 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Nhu cầu nhận thức ăn miễn phí tăng vọt, gây khó khăn cho các ngân hàng thực phẩm, tổ chức từ thiện.
-
Doanh nhân gốc Việt tạo dựng thương hiệu mỹ phẩm tại Australia
13/07/2019 9:33 AMKhó tìm nơi trị liệu thích hợp cho làn da châu Á khi sang Australia sinh sống, Mai Thị Liên (Lien Rogers) tìm hiểu về mỹ phẩm và nhận ra mình yêu thích lĩnh vực này.