Bắt đầu kinh doanh là chấp nhận mạo hiểm, Rachel Lim đã đặt cược toàn bộ số tiền tiết kiệm cả đời của mẹ để theo đuổi con đường kinh doanh. Lúc đó, cô gái 21 tuổi phải đối mặt với khoản nợ sinh viên lên tới trăm nghìn USD nếu dừng học để theo đuổi ước mơ của mình.
"Tôi vay tiền học đại học theo chính sách của chính phủ Singapore. Vì vậy, để dừng học và bắt đầu kinh doanh, tôi phải hoàn trả toàn bộ khoản tiền đó" Rachel Lim nói với CNBC Make It. "Tôi không có tiền, vì vậy không có lựa chọn nào khác ngoài việc vay mẹ".
"Đó là khoảng thời gian khá tệ. Mẹ tôi phải làm một lúc hai công việc để lo cho gia đình sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và giúp đỡ việc kinh doanh của cha tôi. Tuy nhiên, đó cũng là áp lực để tôi chắc chắn rằng mình không được thất bại", cô nói.
Rachel Lim và mẹ. Ảnh: CNBC.
Bán quần áo cũ để kiếm tiền tiêu vặt
Năm 2005, Lim cùng hai người bạn Viola Tan và Velda Tan mở một blog bán quần áo cũ có tên BonitoChico.
"Lúc đó, chúng tôi vẫn còn học trung học và chỉ coi bán quần áo cũ như một cách để kiếm tiền tiêu vặt", Lim nhớ lại. "Đúng rồi, tại sao chúng mình không bán những món đồ chỉ mặc một, hai lần và sẽ không mặc đến nữa trên mạng. Chúng tôi đã nói với nhau như vậy".
Từ trái sang phải, Rachel Lim, Viola Tan và Velda Tan. Ảnh: CNBC.
Thời điểm đó, bán hàng trực tuyến chỉ mới bắt đầu ở Đông Nam Á, nhưng đã phát triển nhanh chóng sau đó, khi người tiêu dùng tiếp cận ngày càng nhiều với công nghệ.
"Khách hàng từ khắp mọi nơi, Malaysia, Indonesia, Hong Kong biết về chúng tôi khi tình cờ xem blog hoặc trang web. Và chúng tôi nhận ra rằng, có thể tiếp cận rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột", Lim nói.
Vì vậy, họ quyết định đầu tư khoản tiết kiệm 300 USD để nhập thêm hàng từ nước ngoài. Từ đó, blog quần áo BonitoChico của họ trở thành một trang web thời trang.
Nhen nhóm ý tưởng mới
Nhưng đó cũng là lúc Lim cảm thấy có điều gì đó không đúng.
"Khi chúng tôi nhập khẩu quần áo để bán, luôn có thứ gì đó mà tôi muốn thay đổi", cô nói. "Hầu hết thương hiệu thời trang quốc tế đều phục vụ cho phụ nữ châu Âu, châu Mỹ. Phụ nữ ở đó có tỷ lệ cơ thể, màu da, sở thích và thậm chí cả khí hậu rất khác với châu Á".
Đó cũng là lúc Lim và các bạn nhen nhóm ý tưởng tạo ra một dòng thời trang mới tập trung vào vóc dáng của phụ nữ châu Á, với kích thước và phom dáng phù hợp hơn.
Và cái tên Love, Bonito ra đời với sứ mệnh đem đến cho phụ nữ châu Á phong cách thời trang hoàn toàn mới, giúp họ yêu bản thân hơn.
Love, Bonito ra đời với sứ mệnh đem đến cho phụ nữ châu Á phong cách thời trang hoàn toàn mới, giúp họ yêu bản thân hơn. Ảnh: CNBC.
Năm 2009, chỉ còn 8 tháng trước khi tốt nghiệp, Lim quyết định rời trường đại học để tập trung toàn thời gian vào Love, Bonito. Viola tham gia cùng cô vào thời điểm đó, còn Velda trở lại sau khi hoàn thành việc học.
"Tôi đã mắc kẹt giữa việc học và kinh doanh. Tôi nhận ra rằng, không thể làm tốt cả hai cùng lúc, cần phải tập trung vào một trong hai", Lim nói, điều đó có nghĩa cô cần sự trợ giúp từ mẹ.
"Mẹ tôi thực sự lo lắng vì bán hàng trực tuyến vào thời điểm đó là cái gì đó rất mới. Bà lo rằng đây không phải là công việc hợp pháp, chính phủ sẽ để mắt tới nó", Lim nhớ lại. "Nhưng cuối cùng bà quyết định đặt niềm tin vào tôi".
Chính canh bạc đó đã đánh dấu sự khởi đầu của Love, Bonito như ngày nay.
Xây dựng thương hiệu thời trang nữ hàng đầu châu Á
Những năm sau đó, Lim và những người đồng sáng lập mở rộng quy mô nhằm khép kín toàn bộ quá trình sáng tạo, từ nghiên cứu, thiết kế, lựa chọn vải đến phát triển và sản xuất. Họ đưa Love, Bonito trở thành thương hiệu thời trang dành cho phụ nữ lớn nhất Singapore và một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu châu Á.
Phòng thiết kế của Love, Bonito. Ảnh: CNBC.
Năm 2013, Velda rút khỏi Love, Bonito, Viola vẫn ở lại đến nay với tư cách thành viên hội đồng quản trị.
Lim trở thành gương mặt đại diện cho thương hiệu và là một trong những nữ doanh nhân tiềm năng của Đông Nam Á. Năm 2016, ở tuổi 28, cô được vinh danh trong danh sách 30 người trẻ châu Á nổi bật của Forbes.
Mặc dù có dòng tiền tích cực từ doanh thu bán lẻ thường xuyên, nhưng Love, Bonito vẫn thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Đến nay, doanh nghiệp đã huy động được hơn 10 triệu USD từ các nhà đầu tư, trong đó có hãng bán lẻ trực tuyến Nhật Bản Kakaku.com, để mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ.
Lim cho biết, chiến thắng thực sự là cô đã chứng minh được với mẹ rằng niềm tin của bà đã đặt đúng chỗ.
"Cứ khi có tiền là tôi lập tức trả nợ cho mẹ. Điều quan trọng với tôi bây giờ là mẹ tôi không cần phải làm việc vất vả nữa", Lim nói.
-
Câu chuyện khởi nghiệp thành công của tỷ phú Hui Ka Yan
25/09/2021 8:45 AMTheo Bloomberg, Hui Ka Yan là tỷ phú bất động sản giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản ròng trị giá 35 tỷ USD và là người giàu thứ 26 trong danh sách tỷ phú thế giới.
-
Giám đốc điều hành Quỹ Sequoia: Startup cần tái cấu trúc và thích nghi
13/07/2020 4:06 PMSự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới và sẽ mất rất nhiều thời gian để các doanh nghiệp phục hồi hoặc một số startup sẽ không bao giờ phục hồi.
-
17 tuổi ra đường với 2 USD, Michelson trở thành tỷ phú
06/07/2020 2:54 PM17 tuổi ra đường với 2 USD, Michelson phải làm nhiều công việc để trang trải việc học nhưng ông kiên định với những gì ông tin tưởng và không bao giờ bỏ cuộc để trở thành 1 tỷ phú.
-
3 lời khuyên tài chính để khởi nghiệp thành công
27/06/2020 8:18 AMTuy lĩnh vực kinh doanh của các doanh nhân có thể khác nhau, song mối quan tâm cốt lõi về tài chính trong việc xây dựng doanh nghiệp lại hoàn toàn giống nhau.
-
Những start-up "độc đáo" nhất mùa Covid
25/06/2020 2:27 PMVới tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều nơi đã quay trở lại áp dụng các biện pháp cách ly xã hội. Trong khi cách ly xã hội là một thách thức đối với nhiều người, một số khác đã biến cuộc khủng hoảng thành một cơ hội lớn.
-
Cách để giàu như các tỷ phú
25/06/2020 11:13 AMDanh sách người giàu thế giới hiện tại hầu hết là doanh nhân khởi nghiệp, không có ai giàu lên nhờ đầu tư chứng khoán.