Cập nhật 06/07/2015 3:45 PM
Là người đầu tiên phát triển trái thanh long trở thành sản phẩm hàng hóa từ năm 1988, trong suốt 27 năm qua, ông Trần Ngọc Hiệp luôn là người dẫn đầu trong ngành này.

Ông Hiệp (phải) giới thiệu thanh long tím hồng với khách tham quan

Khoảng 30 năm trước khi cây thanh long được người dân Bình Thuận trồng như một loại cây cảnh, trái chỉ để ăn chơi chứ chưa thành hàng hóa, thì theo quan sát của ông Hiệp, đó là loại cây mà “bảo nó chết nó cũng không chết. Mình chặt nó đem bỏ thì nó cũng vẫn sống rồi đơm hoa, có trái quanh năm mà trái lại ngọt, mát rất dễ ăn”.

Nhiều người nghĩ... bị khùng

Chính từ những quan sát trên, năm 1988, ông Hiệp quyết định nhân giống thật nhanh cây thanh long và trồng hết trên cả khu vườn rộng 3 ha. “Lúc đó nhiều người nghĩ tôi bị khùng”, ông Hiệp nhớ lại. Nhưng khi thấy sản phẩm tiêu thụ rất tốt ở các tỉnh lân cận rồi lan rộng ra khắp toàn quốc thì nhiều người làm theo và dần dần hình thành nên một loại cây thế mạnh của tỉnh Bình Thuận ngày nay.

Làm ăn hiệu quả, ông Hiệp mở rộng dần diện tích và đến nay là 400 ha thanh long đang cho thu hoạch. Toàn bộ diện tích đều trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP. “Thanh long của tôi chiếm tới 90% sản lượng xuất khẩu của VN ở thị trường châu Âu. Nếu mình không làm theo các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm thì... mình có cho không họ cũng không lấy”, ông Hiệp giải thích về lý do đầu tư quy mô lớn, bài bản cho trang trại thanh long của mình.

Để duy trì được vị thế dẫn đầu, cuối năm 2013 ông Hiệp quyết định đầu tư 2 tỉ đồng vào khâu giống. Ông mua giống thanh long tím hồng mà Viện Cây ăn quả miền Nam vừa lai tạo được. Đây là lần đầu tiên một giống cây ăn quả được thương mại hóa ở VN và ông Hiệp hiện nắm độc quyền về sản xuất và kinh doanh sản phẩm từ giống cây này. Để khai thác hết tiềm năng của giống mới, ông Hiệp đang tích cực mở rộng diện tích trồng lên đến 500 ha. “Tôi sẽ đưa nó ra thị trường vào một thời điểm gần đây khi mà chúng tôi có thể chủ động được về sản lượng”, ông Hiệp chia sẻ.

Chưa bán trái đã có lời

Ông Hiệp kể, trước năm 2003 ông đã có khách hàng ở nước ngoài nhưng phải xuất khẩu theo dạng ủy thác qua một đối tác khác. Nhưng khi lượng sản phẩm xuất khẩu ngày càng nhiều, ông quyết định thành lập doanh nghiệp để có thể xuất trực tiếp và cũng để bắt đầu cho việc xây dựng thương hiệu. Đó là lý do thương hiệu thanh long Hoàng Hậu (ghép từ tên của hai người con trai) ra đời và sản lượng xuất khẩu ngày càng lớn.

Theo ông Hiệp, khi quyết định "làm ăn lớn" sẽ gặp khó khăn về việc quản lý điều hành nhưng cũng có nhiều cái lợi. Đơn cử, chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích sẽ thấp hơn so với sản xuất kiểu truyền thống vì có thể mua phân bón với giá sát với giá thực hơn; sản lượng lớn có thể đảm bảo về chất lượng đồng đều cho những đơn hàng lớn, nhờ vậy khách hàng thường ưu tiên. Đặc biệt khi làm ăn lớn thì có cơ hội đầu tư phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.

Ông Hiệp dẫn chứng: “Tôi bỏ ra 2 tỉ đồng để mua giống thanh long tím hồng và nắm bản quyền giống này nên cho phép chúng tôi độc quyền trong sản xuất, kinh doanh. Ở góc độ khoa học nó tạo điều kiện thúc đẩy các nhà khoa học tích cực nghiên cứu lai tạo ra những giống mới, chất lượng ngày càng tốt. Chúng tôi chưa tung sản phẩm ra thị trường nhưng đã có lời rồi. Đó là cái "lời" từ việc các cơ quan báo chí, truyền thông đưa tin về giống, về sự kiện đó, góp phần xây dựng uy tín thương hiệu cho thanh long Hoàng Hậu. Khoản lợi đó còn lớn hơn con số 2 tỉ đồng mà chúng tôi bỏ ra”

Chí Nhân (Thanh niên)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Start-up nên làm gì khi gặp thất bại?

    Start-up nên làm gì khi gặp thất bại?

    12/07/2021 7:45 AM

    Thất bại là người bạn đồng hành với nhiều phụ nữ trên hành trình khởi nghiệp. Nên dừng lại hay đi tiếp? Những tư vấn từ chuyên gia có thể hữu ích với các start-up.

  • Ông chủ Nam Group là ai?

    Ông chủ Nam Group là ai?

    21/05/2021 8:39 AM

    CafeLand – Trong số các doanh nghiệp bất động sản, Nam Group được thị trường nhắc đến với một loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng lớn ở Bình Thuận và Phú Quốc. Người đang lèo lái công ty này là Lê Minh Trí, người đã có 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, phát triển bất động sản.

  • Choáng váng với khối tài sản nghìn tỷ của thiếu gia Minh "nhựa"

    Choáng váng với khối tài sản nghìn tỷ của thiếu gia Minh "nhựa"

    02/12/2020 3:11 PM

    Nổi danh là vị thiếu gia "chịu chi" nhất nhì Sài Gòn với bộ sưu tập siêu xe, hàng hiệu khủng, thiếu gia Minh nhựa còn đang giữ vị trí CEO tại tập đoàn nhựa Long Thành.

  • [Hồ sơ doanh nhân] Ông Lê Văn Kiểm đại gia bí ẩn với khối bất động sản khổng lồ

    [Hồ sơ doanh nhân] Ông Lê Văn Kiểm đại gia bí ẩn với khối bất động sản khổng lồ

    21/09/2020 1:33 PM

    CafeLand - Ông Lê Văn Kiểm - không chỉ là một doanh nhân thành công, mà ông hiện đang sử hữu hơn 2.000 hecta đất và nhiều dự án bất động sản, sân golf, nghỉ dưỡng quy mô lớn trong và ngoài nước.  

  • Thợ bánh Kao Siêu Lực sản xuất bánh mì từ trái thanh long

    Thợ bánh Kao Siêu Lực sản xuất bánh mì từ trái thanh long

    14/02/2020 11:05 AM

    Chứng kiến hàng trăm container thanh long không thể xuất khẩu trước ảnh hưởng từ dịch bệnh do chủng mới virus Corona đang xảy ra, ông Kao Siêu Lực, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Bánh kẹo Á Châu (ABC Bakery) cùng đồng đội đã tìm ra công thức sản xuất bánh mì từ loại trái cây này.

  • Các nước xây sân bay tương tự Long Thành hết bao nhiêu?

    Các nước xây sân bay tương tự Long Thành hết bao nhiêu?

    14/11/2019 10:00 AM

    Để phục vụ khoảng 100 triệu khách mỗi năm, sân bay Đại Hưng (Trung Quốc) tốn 11,5 tỷ USD, Bulacan (Philippines) 14,5 tỷ USD, còn Long Thành hết 16 tỷ USD.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.