Bỏ qua những lý thuyết thông thường và dựa theo kinh nghiệm của mình, Brian Hamilton cho rằng, những kế hoạch kinh doanh thường chỉ đơn thuần cho mọi người thấy bạn thực sự nghiêm túc với công ty hoặc dự án này. Còn ngoài ra thì nó không được hữu dụng lắm.
Lý do? Theo Brian Hamilton là:
Nhà khởi nghiệp chưa có đủ dữ liệu cần thiết để lên kế hoạch
Giữa giai đoạn bắt đầu và kết thúc một chặng đường kinh doanh có sự khác biệt rất lớn. Lúc khởi nghiệp, bạn phải bắt tay vào thực hiện hầu như tất cả mọi thứ cho công ty hoặc dự án mới của mình, từ sản phẩm, giá cả, tiếp thị, phân phối… Sự thích nghi linh hoạt với thời thế sẽ khiến cho những tính toán ban đầu của bạn nhanh chóng trở nên lỗi thời.
Lấy ví dụ đơn giản về việc kinh doanh một quầy hàng bán nước chanh. Dĩ nhiên chúng ta sẽ cần có chanh, đường, cốc và một chiếc bàn. Và chúng ta hoàn toàn có thể lên kế hoạch tài chính cho chi phí các nguyên liệu này. Nhưng còn về giá bán nước chanh? Vị trí đặt quầy hàng? Những chiến lược tiếp thị? Những yếu tố này có thể (và chắc chắn) sẽ phải thay đổi hàng ngày, ít nhất là cho đến khi bạn tìm ra được phương thức tối ưu nhất.
Một kế hoạch kinh doanh thật ra có thể gây cản trở, áp đặt các giới hạn không cần thiết và thay thế cho sự sáng tạo đối với những nhà khởi nghiệp.
Cũng đối với ví dụ trên, giả sử như việc kinh doanh quầy hàng nước chanh đã trải qua thời gian khoảng 3 năm rồi. Lúc đó, chủ quầy hàng dĩ nhiên đã biết rõ về giá cả hợp lý của một ly nước chanh, vị trí tốt nhất để đặt quầy, kiểu nhân viên phù hợp nhất để thuê… Việc lên kế hoạch cho một cửa hàng chính thức có thể là một ý tưởng tốt, bởi vì phạm vi của những thay đổi trong công việc kinh doanh hiện tại là rất nhỏ (so với phạm vi thay đổi của những dự án kinh doanh mới mẻ). Lúc này, người chủ doanh nghiệp có thể lên kế hoạch dựa trên những dữ liệu đã được thu thập đầy đủ trong thời gian kinh doanh khá dài trước đó.
Tài chính là vấn đề “đau đầu” nhất
Khía cạnh tài chính trong kế hoạch kinh doanh hầu như luôn là vấn đề khó khăn nhất ở giai đoạn đầu. Brian Hamilton chia sẻ kinh nghiệm về khoảng thời gian cách đây vài năm, Sageworks đã xây dựng mô hình tài chính dự đoán doanh thu khổng lồ cho công ty trong 5 năm tới, bất chấp việc lúc đó họ chưa có bất kỳ thu nhập nào.
Và sự thật là, Brian Hamilton cùng với các đồng nghiệp của mình đã phải mất khoảng 5 năm mới có thể bắt đầu tạo ra thu nhập bền vững cho Sageworks. Đây là một sai lầm phổ biến mà rất nhiều nhà khởi nghiệp dễ mắc phải khi bắt đầu kinh doanh.
Brian công nhận rằng đây chỉ là ý kiến chủ quan, nhưng ông tin những doanh nhân giàu kinh nghiệm sẽ đồng ý với ông rằng, mô hình tài chính đã được vạch ra sẵn ngay từ đầu rất dễ dẫn bạn đi đến những quyết định sai lầm.
Bạn kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề nào?
Cần phải lưu ý rằng, khi quyết định có nên vạch ra kế hoạch sẵn hay không, một căn cứ quan trọng không thể bỏ qua chính là lĩnh vực kinh doanh của nhà khởi nghiệp.
Trước khi tốt nghiệp, Brian Hamilton đã từng kinh doanh dịch vụ dọn rửa bằng máy áp suất (dùng máy rửa áp suất để loại bỏ bùn, nấm mốc, bụi bẩn ra khỏi bề mặt bê tông, nhà cửa, xe cộ…). Do tính chất của ngành nghề này, trước khi bắt đầu, ông có thể dự đoán trước chi phí và doanh thu chính xác hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác. Vì vậy, việc lên sẵn kế hoạch kinh doanh có thể hữu ích trong trường hợp này.
Brian Hamilton cho rằng, trường đại học thường tập trung quá nhiều vào việc dạy các doanh nhân tương lai cách lên kế hoạch kinh doanh, trong khi điều quan trọng hơn là dạy họ cách suy nghĩ, cách sàng lọc ý tưởng, áp dụng các ý tưởng tốt và mạnh dạn loại bỏ các ý tưởng không phù hợp.
“Ở một khía cạnh nào đó, những kế hoạch kinh doanh có thể giúp cho các nhà đầu tư nhận thấy sự nghiêm túc của bạn đối với dự án. Nhưng đừng vì đó mà áp đặt những giới hạn không cần thiết lên giai đoạn bắt đầu quá trình khởi nghiệp của mình. Hãy cứ thử nghiệm, rồi dần dần tinh chỉnh việc kinh doanh cho phù hợp với các yếu tố khách quan và chủ quan. Còn các bảng kế hoạch thì hãy để dành lại đến khi bạn đã thu thập được đầy đủ các dữ liệu cần thiết để áp dụng nó”, Brian Hamilton chia sẻ.
-
Nữ sinh 16 tuổi khởi nghiệp công ty riêng, được Forbes châu Á vinh danh
28/01/2024 2:11 PM16 tuổi bắt đầu kinh doanh, sau 2 năm, Rika Shiiki được Forbes '30 Under 30 châu Á' vinh danh là gương mặt tiêu biểu dưới 30 có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông, marketing và quảng cáo.
-
Ý tưởng kinh doanh tốt giúp công ty khởi nghiệp của Việt Nam huy động được nguồn vốn 7 triệu USD
25/02/2022 3:35 PMOpenCommerce Group (OCG) là một trong số ít công ty khởi nghiệp Việt Nam có sản phẩm cạnh tranh với các đối thủ trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới.
-
Khởi nghiệp từ sạp giày trong trang trại lợn, giờ thành “vua giày” giàu nhất Đài Loan
19/02/2022 9:15 AMTừ một trang trại lợn, tỷ phú này đã gây dựng nên“đế chế” sản xuất giày hùng hậu và trở thành người giàu nhất Đài Loan.
-
Việt Nam đang trở thành trung tâm khởi nghiệp tiếp theo của châu Á
13/01/2022 4:51 PMQuan điểm Việt Nam đang dần trở thành cái nôi cho khởi nghiệp sáng tạo mới đây đã được một nhà đầu tư mạo hiểm dạn dày kinh nghiệm chia sẻ trên Bloomberg.
-
Câu chuyện khởi nghiệp thành công của tỷ phú Hui Ka Yan
25/09/2021 8:45 AMTheo Bloomberg, Hui Ka Yan là tỷ phú bất động sản giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản ròng trị giá 35 tỷ USD và là người giàu thứ 26 trong danh sách tỷ phú thế giới.
-
Tỷ phú khởi nghiệp từ tầng hầm, hiện thực hoá giấc mơ 'phiêu lưu tới các vì sao'
17/09/2021 4:55 PMTỷ phú Jared Isaacman đã ví chuyến du hành vũ trụ mơ ước của ông “là bước đầu tiên để mở ra một thế giới mà mọi người đều có thể ‘phiêu lưu tới các vì sao’”.