Cập nhật 31/03/2020 8:58 AM
Với hy vọng giúp bạn tránh được một số sai lầm kinh điển của người lần đầu kinh doanh và nhanh chóng phát triển doanh nghiệp của mình, anh đã chia sẻ 3 bài học xương máu nhất của mình.

Nếu ngay từ đầu đã tìm được đối tác, dù có thể không hoàn thảo, thì tôi đã đạt được nhiều kết quả hơn và giảm đáng kể những rủi ro của công ty. Vì vậy, bạn đừng một mình thành lập công ty! Được sở hữu 100% cổ phần công ty thay vì 50% hay 33% nghe thì hấp dẫn đấy nhưng khả năng 100% của con số 0 sẽ là khá cao.

Với hy vọng giúp bạn tránh được một số sai lầm kinh điển của người lần đầu kinh doanh và nhanh chóng phát triển doanh nghiệp của mình, anh đã chia sẻ 3 bài học xương máu nhất của mình.

1. Đừng thuê người không đủ năng lực

Khi bạn đang điều hành một công ty với rất nhiều mục tiêu, bạn sẽ cần có thêm người để san bớt gánh nặng. Như thế thì ai chả được, đúng không? Sai hoàn toàn.

Người kỹ sư đầu tiên mà tôi thuê là một trong những người đầu tiên phản hồi tin tuyển dụng của tôi, anh ta tỏ ra tự tin về khả năng của mình và sẵn sàng nhận việc với mức lương thấp. Lúc đó tôi nghĩ rằng mình đã vớ bở. Nhưng tôi đã sai.

Tại sao tôi có thể ngây thơ đến vậy? Phần nào đó tôi có thể đổ lỗi cho ngân sách hạn hẹp và các mối quan hệ ít ỏi của mình nhưng thực ra vấn đề là ở chỗ tôi không biết công việc đòi hỏi những gì. Tôi biết việc cần làm là gì nhưng lại không biết ứng cử viên phải có những kỹ năng nào thì mới đáp ứng được hoặc đánh giá những kỹ năng đó ra sao. Thiếu những kiến thức đó, sai lầm tuyển dụng của tôi là gần như không thể tránh khỏi.

Lời khuyên của tôi dành cho bạn: hãy trò chuyện với những doanh nhân giàu kinh nghiệm và những người hiện đang làm công việc tương tự ở doanh nghiệp khác. Họ sẽ cho bạn biết công việc mà bạn định đăng tuyển đòi hỏi những kỹ năng gì cũng như các chỉ tiêu để đánh giá hiệu suất công việc và các kết quả cần đạt được. Qua đó, bạn sẽ tìm được đúng người hơn và đưa ra được những yêu cầu hợp lý.

Ngoài ra, những người nhân viên đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn hóa doanh nghiệp. Họ không chỉ cần có năng lực mà còn phải có tính cách và thái độ đúng đắn thì mới có thể giúp bạn làm nên một môi trường và một doanh nghiệp như mong muốn.

2. Tìm người đồng sáng lập

Mở một công ty mà không có chút kinh nghiệm nào đúng là khổ trăm bề. Không sai khi nói rằng nhiều tay vỗ thì lên kêu, hai cái đầu bao giờ cũng tốt hơn một.

Dù ý tưởng có tuyệt vời thật nhưng thực hiện được nó hay không mới là vấn đề. Có một đồng sáng lập sẽ giúp bù đắp cho những khiếm khuyết của bạn, đó là chìa khóa của sự thành công lâu dài.

Tôi đã phải đợi một thời gian dài cặm cụi hoàn thành công việc một mình cho đến khi tìm được một đối tác. Chờ đợi cũng có cái hay vì theo thời gian, tôi có thể biết chính xác mình cần những kinh nghiệm và kỹ năng nào từ đối tác để bổ sung cho kỹ năng của mình và kết quả là tôi đã tìm ra được một người lý tưởng.

3. Đừng ôm khư khư ý tưởng của mình mà hãy chia sẻ chúng

Tôi đã quá sai lầm ở phương diện này. Vì chăm chăm bảo vệ ý tưởng và chiến lược của mình khỏi bị đánh cắp, tôi đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc. Việc này không chỉ gây lãng phí mà còn khiến tôi bỏ lỡ rất nhiều cơ hội nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng tiềm năng. Đáng lẽ tôi phải thiết kế mẫu và trưng nó ra cho mọi người thấy thì tôi lại mất hàng tuần (và hàng ngàn đô la) đăng ký bằng sáng chế và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.

Giờ thì tôi hiểu rằng ý tưởng bản thân nó không quý giá như ta vẫn tưởng. Thật ra, khả năng thực thi nó mới là điều đáng nói. Sẽ chẳng ai ăn cắp ý tưởng của tôi vì như thế họ lại mất công triển khai nó. Mà trong thực tế có khi hàng trăm người đã nghĩ ra ý tưởng đó, chỉ có điều họ không thể hoặc không có ý định thực hiện nó.

Tóm lại, hãy tranh thủ ý kiến và sự ủng hộ của những nguồn lực xung quanh bạn.

Theo Enternews
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.