Cập nhật 22/02/2019 10:21 AM
Bill Gates thành lập Microsoft từ khi 20 tuổi, Steve Jobs bắt đầu với Apple khi 21 tuổi, Mark Zuckerberg thành lập Facebook khi 20 tuổi,... Do đó, không bao giờ là quá sớm khi bắt đầu khởi nghiệp.

Ảnh minh họa.

Theo quan niệm truyền thống để trở thành doanh nhân mỗi người cần phải trải qua một quá trình từng bước từ lấy được một tầm bằng cao đẳng/đại học; sau đó tìm một công việc để tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm; kế đến là xây dựng một mạng lưới các mối quan hệ; tích lũy được một khoản tiền làm vốn; và cuối cùng mới bắt đầu lập công ty riêng. Khi quá trình này hoàn thành có thể họ đã bước sang độ tuổi 30, 40, thậm chí 50...

Tuy nhiên, thực tế nhiều tỷ phú trên thế giới không cần đến bằng đại học, hoặc bỏ ngang việc học đại học để khởi nghiệp như Bill Gates, Steve Jobs, Michael Dell, Mark Zuckerberg,...

Các tỷ phú này bắt đầu khởi nghiệp từ khi tuổi đời còn rất trẻ (Bill Gates thành lập Microsoft từ khi 20 tuổi, Steve Jobs bắt đầu với Apple khi 21 tuổi, Mark Zuckerberg thành lập Facebook khi 20 tuổi,...) và họ vẫn trở thành những người cực kỳ thành công. Do đó, không bao giờ là quá sớm khi bắt đầu khởi nghiệp.

Theo tác giả sách kinh doanh bán chạy Geoffrey James, các doanh nhân trẻ (thuộc thế hệ Millennials và Gen-Zers) nếu đã có ý tưởng kinh doanh thì nên khởi nghiệp ngay lập tức thay vì chờ đợi cho đến khi họ có bằng cấp và một số kinh nghiệm. Và đây là 7 lý do vì sao nên khởi nghiệp sớm:

1. Đại học đang ngày càng trở nên không liên quan

Nếu bạn đã có ý định sẽ trở thành một doanh nhân, đại học là một sự lãng phí thời gian. Các kiến thức tại các trường kinh tế thậm chí còn không có nhiều giảng viên dạy về kỹ năng bán hàng - kỹ năng kinh doanh quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nhân nào.

Hơn nữa trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, kiến thức tại các trường đại học luôn lỗi thời đến cả thập kỷ.

2. Chi phí học đại học đã trở nên quá đắt đỏ

Gần đây, bạn đã bao nhiêu lần đọc được các thông tin, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học không thể tìm được một công việc theo đúng chuyên ngành đã học, trong khi khoản nợ học đại học vẫn cao chất chồng?

Ngược lại, bạn đã bao nhiêu lần nghe được các doanh nhân thành đạt nói: "Wow, tôi chắc chắn rất vui vì từng tốt nghiệp đại học..."? Thực tế, không nhiều người nói như vậy phải không? Bill Gates thậm chí còn nói rằng ông chưa bao giờ hối hận vì bỏ ngang việc học tại Harvard để lập Microsoft.

Bạn nghĩ sao nếu dành số tiền hàng trăm triệu học đại học để bắt đầu lập một công ty của riêng mình?

3. Nhiều nhà tuyển dụng không còn quá để ý đến việc bạn tốt nghiệp trường nào

Giả sử bạn muốn bắt đầu kinh doanh nhưng vẫn cần có bằng đại học như một kế hoạch dự phòng với suy nghĩ "nếu startup thất bại tôi có thể sử dụng bằng cấp của mình để tìm việc làm". Nếu bạn đang nghĩ như vậy thì bạn khó có thể thành công trên con đường trở thành một doanh nhân.

Và giả sử đó là một kế hoạch hợp lý. Thì thực tế, các nhà tuyển dụng sẽ thấy ấn tượng hơn nhiều với nỗ lực thành lập công ty của riêng bạn hơn bất kỳ bằng cấp nào.

4. Chủ lao động thuê người làm thuê không phải nhân viên

Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Allison & Taylor Reference Checking, "tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động tự do (tại Mỹ) hiện nay ước tính là nhanh gấp ba lần so với lực lượng lao động truyền thống, trong đó, khoảng 47% thuộc thế hệ Millennials. Và với tốc độ tăng trưởng này, đến năm 2027, phần lớn lực lượng lao động Mỹ sẽ là lao động tự do".

Các lao động tự do sẽ nhận được các chế độ, lợi ích và tiền thù lao ít hơn nên sẽ khó khăn hơn trong việc để dành tiền bắt đầu kinh doanh.

5. Bạn không có nhiều lựa chọn nhân viên như bạn tưởng

Bạn có thể nghĩ rằng bạn có được kinh nghiệm và mạng lưới các mối quan hệ quý giá mà bạn có thể sử dụng để khởi động doanh nghiệp của riêng mình, nhưng cơ hội đạt được các thỏa thuận với nhân viên hoặc những người làm thuê cho bạn hạn chế hơn rất nhiều so với những gì bạn đã được học. Nói đơn giản thì việc tuyển được những nhân viên ưng ý và đạt được các thỏa thuận với họ không hề đơn giản.

Thậm chí, bạn có thể vướng phải một vụ kiện nhỏ khi lôi kéo nhân sự từ một công ty có đủ khả năng chi trả cho đội ngũ luật sư để đảm bảo công ty của bạn sẽ bị nghiền nát.

6. Sơ yếu lý lịch không gây ấn tượng với các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư không đưa ra quyết định đầu tư dựa trên kinh nghiệm học đại học của bạn. Họ cũng không coi trọng trải nghiệm công việc của bạn, trừ khi những gì bạn từng làm có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng và điều hành công ty mà bạn đang lên ý tưởng. Các nhà đầu tư muốn đầu tư cho những người đã bắt đầu kinh doanh thành công hoặc ít nhất, là từng có bài học kinh nghiệm quý báu khi từng thất bại trong kinh doanh.

7. Nhiệt huyết của tuổi trẻ là một nguồn lực hữu hạn

Bạn có thể nghĩ rằng tất cả những thời gian dài làm thuê chăm chỉ cho người khác là hành trang quan trọng để khởi nghiệp thành công. Nhưng bạn đã nghĩ sai. Kế hoạch của các ông chủ này là đốt cháy năng lượng và nhiệt huyết tuổi trẻ của bạn.

Ngay cả khi bạn vẫn giữ được tinh thần và sức khỏe để khởi nghiệp thì nhiệt huyết cũng không còn được như thời trẻ. Nên tốt hơn hết là hãy dành sự nhiệt huyết, đam mê của trẻ cho việc lập doanh nghiệp của riêng bạn và đưa nó đến, thay vì cống hiến cho thành công của người khác, phải không?

Kiều Châu (Bizlive)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.