05/08/2014 11:29 AM
Trong các số trước, chúng tôi đã nói đến việc đặt cửa thông luôn là hợp cách. Tuy nhiên, nếu đặt cửa chính với cửa hậu chạy thẳng nhau lại không tốt vì vượng khí vào nhà sẽ trôi đi mất. Cũng như thế, làm nhà theo phong thủy người ta tránh đặt 3 cửa ra vào và cửa sổ (hay nhiều hơn nữa) trên một loạt thẳng hàng nhau vì cho rằng khí sẽ lưu chuyển quá nhanh gây hại cho sức khỏe và các dịp may sẽ bay tuột đi mất.

Trong một ngôi nhà, phòng rộng phải mở cửa lớn, phòng hẹp cửa nhỏ mới tạo được sự cân đối, hài hòa.

Điểm xấu này đặc biệt ảnh hưởng đối với một loạt cửa ra và đặt thẳng nhau. Đối với cửa sổ, điểm xấu này bớt ảnh hưởng hơn. Phong thủy còn cho rằng, do dãy cửa sắp thành hàng thẳng tạo đường lưu chuyển khí quá nhanh sẽ cản trở đến khí của người trong nhà mà ảnh hưởng tới sức khỏe của họ.

Những người ở trong ngôi nhà như thế có thể bị đau dọc theo mạch nhâm và đốc, vùng bụng và lưng, thông thường thì bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Dòng khí lưu chuyển nhanh cũng có thể tạo thành một hàng rào chắn vô hình và gây ra các liên hệ căng thẳng ở nhà hay ở nơi làm việc.

Để khắc phục sự cố này, các nhà phong thủy thường khuyên người ta treo rèm trước các cửa để cản lại các ảnh hưởng độc hại. Cũng có thể treo khánh hoặc quả cầu bằng thủy tinh để tán khí, chặn đứng dòng khí di chuyển quá nhanh và làm cho rải đều khắp các phòng.

Xét thấy nhiều cửa đặt thẳng hàng nhau sẽ tạo thành luồng gió mạnh hút dọc dãy cửa, rất nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là đối với người già và vào ban đêm khi mở cửa bước ra ngoài. Không ít người bị đột tử hoặc nguy hiểm đến tính mạng (mà dân gian thường gọi là “trúng gió”), nhất là đối với người mắc bệnh về tim mạch, thần kinh… Gió lạnh cũng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, (dân gian goi là “cảm chạy vào trong”) lâu dần có thể sinh bệnh. Tuy nhiên, điều này gây ảnh hưởng chung đến sức khỏe của người trong nhà chứ không cứ gì bệnh về đường tiêu hóa.

Thực tế, một loạt cửa đặt thẳng hàng nhau sẽ làm cho người bên ngoài, hoặc khi bước vào nhà sẽ nhìn “thông thống” vào suốt các phòng, làm mất đi vẻ kín đáo, sinh ra nhiều điều bất tiện, nhất là đối với phòng ngủ.

Việc treo rèm ở cửa ngoài để cản bớt luồng gió còn có tác dụng quan trọng tạo nên vẻ kín đáo cho các căn phòng. Còn nói treo khánh hoặc quả cầu thủy tinh để “tán khí” là theo quan niệm của các nhà phong thủy, ít có cơ sở, có chăng là để phân tán tầm nhìn của mắt, làm bớt đi sự đơn điệu và “lộ liễu” của một loạt cửa chạy thẳng nhau.

Trong việc thiết kế cửa, phong thủy cũng coi trọng việc tính toán các kích thước. Một cửa ra vào phải có kích thước hợp lý so với căn nhà hay kích thước từng buồng. Nhà phong thủy ví một cửa ra vào hẹp trong một ngôi nhà hay phòng rộng giống như một cái mồm hay một ống hơi nhỏ sẽ không đủ chỗ cho khí tốt đi vào và luân chuyển vì thế mà làm giảm sút sức khỏe, thịnh vượng và hạnh phúc của người trong nhà. Ngược lại, một cửa ra vào quá rộng sẽ làm khí tràn ngập phòng cho nên của cải hay dịp may có đến thì cũng không giữ lại được lâu.

Để thoát khỏi tình huống này, nhà phong thủy thường khuyên người ta treo gương bên trên hay cả hai mặt cửa ra vào đối với những cửa hẹp để tạo ra chiều cao và rộng hoặc đặt một vật nặng gần cửa ra vào nhưng không được để quá gần cửa.

Xét thấy, con cáo to phải ở trong hang lớn, con chuột bé ở trong hang nhỏ là hợp lẽ tự nhiên. Cũng như vậy, phòng rộng phải mở cửa lớn, phòng hẹp cửa nhỏ mới tạo được sự cân đối, hài hòa. Ngược lại, phòng rộng mà cửa hẹp, phòng hẹp cửa lại lớn là trái lẽ thường. Không cứ gì phong thủy mà các nhà kiến trúc cũng phải tính toán kích thước các cửa sao cho có tỉ lệ hợp lý với các ngôi nhà to, nhỏ. Còn việc treo gương hay sơn phòng chính là tạo ra ảo giác để khắc phục bớt các nhược điểm không cân xứng giữa kích thước của cửa vào phòng.

  • Công năng đặc biệt của cửa

    Công năng đặc biệt của cửa

    Sau khi xét vị trí để đặt các cửa, vấn đề thứ hai mà phong thủy quan tâm là kích thước của cửa trong mối tương quan giữa chúng với nhau, nhất là các cửa đối diện nhau. Một cửa ra vào lớn hơn cửa đối diện, nó có thể được xem là tốt hay xấu tùy từng trường hợp.

  • Cách bố trí cửa thông ra hành lang

    Cách bố trí cửa thông ra hành lang

    Cửa là điểm tiếp nối giữa trong nhà, trong phòng với không gian bên ngoài. Con người bước qua cửa vào phòng, không khí, ánh sáng cũng vào nhà qua cửa. Cửa có thể ví như các lỗ giác quan (mắt, mũi, mồm, tai…) trên cơ thể con người.

  • Mối liên quan giữa cửa chính với cửa hậu

    Mối liên quan giữa cửa chính với cửa hậu

    Ngoài cửa chính, trong một ngôi nhà thông thường còn có một hệ thống cửa đi khác như cửa ngách (cửa mở phía hông nhà), cửa hậu (cửa sau - ngược chiều với cửa chính) và cửa vào các phòng (phòng ngủ, nhà bếp, phòng ăn, phòng tắm, nhà kho…).

  • Cách bố trí cửa tăng thêm vượng khí

    Cách bố trí cửa tăng thêm vượng khí

    Cửa là để chủ nhân, khách khứa ra vào. Nhưng cửa cũng là nơi dễ bị kẻ gian đột nhập. Vì vậy thiết kế, bố trí cửa tối thiểu phải bảo đảm 2 yếu tố: Thuận tiện cho sự đi lại và an toàn cho ngôi nhà.

Thủy Văn (Báo Xây Dựng)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.