Ngành nông nghiệp cũng gây ra nhiều tác động môi trường trong quá trình sản xuất và chế biến, trong đó có rơm, rạ là một trong những yếu tố đó. Việc đốt rơm, rạ chẳng những lãng phí nguồn nhiên nguyên liệu mà còn gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông.

Theo các nhà y học, khói bụi khi đốt rơm, rạ làm ô nhiễm không khí, gây tác hại lớn đối với sức khỏe con người. Trẻ em, người già, và người có bệnh hô hấp, bệnh mạn tính, dễ bị ảnh hưởng nhất. Sử dụng rơm, rạ như một loại vật liệu xây dựng sẽ giảm thiểu được khối lượng lớn rác thải sau mỗi mùa màng.

Hầu hết các nước đã và đang tìm kiếm các phương pháp tận dụng rơm, rạ và xử lý theo cách an toàn, thân thiện với môi trường. Một trong những phương pháp tận dụng rơm, rạ là biết trồng nấm rơm ngay ngoài trời tận dụng; phương pháp sản xuất phân bón từ rơm, rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh; sử dụng rơm, rạ cho sản xuất năng lượng, gồm nhiên liệu sinh khối rắn; sử dụng làm vật liệu xây dựng. Ở các nước trên thế giới, rơm rạ ngày càng được áp dụng phổ biến làm vật liệu hữu ích, xây dựng nên những ngôi nhà đẹp như trong chuyện cổ tích. Sau đây là các đặc điểm điển hình trong việc áp dụng rơm rạ là vật liệu xây dựng trên thế giới:

1. Hạn chế được lượng rác thải ra môi trường:

Ngày nay, mỗi năm trung bình một nước nông nghiệp có khoảng 3 triệu tấn rơm thải ra môi trường. Nhưng nếu tận dụng khối lượng rơm này vào xây dựng thì rất kinh tế bởi giá thành rẻ hơn rất nhiều so với vật liệu thông thường.


2. Ép thành những kiện rơm:

Rơm được đóng và xử lý thành những kiện được đặt thành những khung gỗ lớn. Sử dụng công nghệ xử lý và ép khối với số lượng lớn rồi được chuyển đến các địa điểm xây dựng.

3. Lịch sử nhà bằng rơm:

Nhà làm từ rơm đã có lịch sử từ những năm 1850, đặc biệt sử dụng nhiều ở các nước nông nghiệp, lạc hậu, ít có cơ sở vật chất về vật liệu xây dựng. Lúc đó, người nông dân chỉ sử dụng như một vật liệu thô sơ để làm nhà.

4. Tác dụng về nhiệt:

Rơm, rạ là một vật liệu sau khi được chế biến có tính năng cách nhiệt rất tốt. Nhiệt từ các thiết bị gia dụng, phòng tắm, bếp.. đủ để giữ độ ấm cho ngôi nhà. Lớp vữa bên ngoài sẽ giúp cho ngôi nhà rơm được bảo vệ khỏi ngấm nước và làm cho tường nhà có độ cứng chắc. Sử dụng loại vữa không có đặc tính hóa chất gây hại môi trường và con người. Lớp vữa bên trong của ngôi nhà được sử dụng chất liệu đặc biệt cho phép từng có thể linh hoạt có thể “thở” được, nhờ vậy, độ ẩm trong nhà có thể được cân bằng và thoát mát.


5. Kích cỡ kiện rơm:

Một tấm rơm ép thông thường có kích cỡ từ 3.2 m dài và 3 m rộng với độ dày to nhỏ khác nhau, trung bình là 49 cm. Thông thường độ dày mỏng tùy thuộc vào khí hậu, đặc điểm của từng khu vực và ý muốn của gia chủ.

6. Tiêu chuẩn Passiv BaleHaus:

Đại học Bath (Anh Quốc) đã từng thí nghiệm về lĩnh vực này cho thấy các mô hình cấu trúc nhà rơm có thể xây đến 3 tầng với những khung rơm chuẩn mực. Nhà rơm với những chuẩn mực nêu trên là đã đáp ứng được chuẩn mực Passiv BaleHaus của Đức, đó là tiêu chuẩn hiệu quả về giữ nhiệt, đặc biệt tốt trong điều kiện thời tiết lạnh.

Cafeland.vn - Theo Báo Xây Dựng
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.