Hướng nhà có vai trò quan trọng, khi xác định hướng sai, dù chỉ lệch vài độ, cũng sẽ làm mất đi hiệu quả về phong thủy, vì có những trường phái phong thủy cần tính chính xác đến từng độ. Đo hướng nhà không hề đơn giản như ta thường nghĩ.
Tuy có nhiều cách đo hướng nhà, nhưng không phải cách nào cũng đúng. Cùng phân tích các cách làm sau đây, tùy vào từng hoàn cảnh mà sử dụng cho phù hợp.
Cách 1: Đo bằng la bàn điện thoại, la kinh
Đây là cách đo truyền thống mà đa số chúng ta hay làm. Nhanh nhất vẫn là sử dụng ứng dụng la bàn của điện thoại, vì ta luôn mang điện thoại bên mình. Cần chuẩn xác hơn thì sử dụng la kinh, đây là công cụ được nhiều Thầy phong thủy sử dụng. Khi sử dụng các công cụ này, sẽ có những kiểu đo như :
- Đứng ở ngay cửa chính, nhìn thẳng ra ngoài đường.
- Đứng ở tâm nhà, nhìn thẳng ra ngoài đường.
- Đứng ở tọa nhà (phía cuối nhà), nhìn ra ngoài đường.
- Đứng nhiều vị trí trong nhà, nhìn ra đường, sau đó lấy trung bình cộng các tọa độ đo được. Ví dụ các tọa độ đo được là: 5 độ, 8 độ, 12 độ, 17 độ, thì tọa độ ngôi nhà là (5+8+12+19) / 4 = 11 độ
Các cách đo này đều có hạn chế nhất định, vì khi đo tọa độ trong nhà, rất dễ bị các thiết bị điện, kim loại trong nhà làm sai số. Thậm chí những yếu tố không thấy được như cột, sàn bê tông, hay những vật mang bên mình: đồng hồ, điện thoại, thắt lưng kim loại,… đều làm la bàn dao động. Như ví dụ trên, cùng đo ở các vị trí trong một ngôi nhà, nhưng kết quả có thể lệch khoảng 15 độ.
Để cách đo này hoàn thiện hơn, cần cầm công cụ đo đứng ngoài nhà, xoay lưng lại với nhà. Hướng nhìn phía trước nhà, song song với trục ngôi nhà. Có thể dựa vào mép đường, gạch lát vỉa hè hoặc kéo dây để xác định được lằn ranh cần đo. Khoảng cách đứng so với ngôi nhà tùy vào điều kiện thực tế, trên tinh thần càng xa ngôi nhà càng tốt và không gần nhà hàng xóm, gần cột điện, phương tiện giao thông,…
Di chuyển vị trí đứng đo đến khi nào kim xoay của thiết bị đo đứng yên, không bị xê xích qua lại. Tư thế cầm thiết bị đo phải chắc chắn, đứng thẳng, có thể đưa trước ngực để tránh xa điện thoại, thắt lưng kim loại. Tuyệt đối không được đặt thiết bị đo nằm sát mặt đất, vì ta không thể biết bên dưới có vật gây nhiễu từ không.
Cách 2: Dựa vào google maps
Ứng dụng này đã quá quen thuộc, nó cung cấp hình ảnh vệ tinh, nên thấy rõ được vị trí công trình, đường xá, cảnh quan xung quanh. Ưu điểm của cách làm này là có được hình ảnh nhanh chóng, xem được tổng thể hình thế quanh ngôi nhà.
Khuyết điểm là hình ảnh còn khá mờ, nhỏ, đường xá che khuất bởi cây xanh, công trình cao tầng,… nên cách làm này có thể bị lệch khoảng 1- 2 độ. Từ hình ảnh vệ tinh, ta có thể đưa vào phần mềm trên máy tính, để đo hướng nhà. Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ để đo góc, tọa độ.
Ví dụ các bước làm để đo hướng nhà đối với phần mềm autocad:
B1: Chụp màn hình của ngôi nhà trên google maps.
B2: Nhấn “Ctrl + V” để dán vào autocad.
B3: Đồ theo hình ảnh, vẽ đường thẳng trục bên hông nhà. Từ điểm phía sau nhà, vẽ đường thẳng hướng lên (hướng chính Bắc)
B4: Dùng lệnh “Dan” để đo tọa độ ngôi nhà.
Cách 3: Dựa vào bản đồ quy hoạch trực tuyến từng địa phương
Bản đồ quy hoạch sẽ vẽ rất rõ ràng ranh đất, đường xá, cũng như thông tin quy hoạch tại nơi đó. Hiện nay ở hầu hết các tỉnh thành, người dân đều có thể tra thông tin quy hoạch trên các trang thông tin điện tử của UBND, hoặc sở tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố, quận, huyện. Sau khi có hình ảnh quy hoạch, ta cũng làm các bước trên phần mềm máy tính (như cách 2), để xác định hướng nhà.
Ưu điểm cách làm này là có thông tin chính xác về lô đất, tuy nhiên nhược điểm là chưa thể hiện được hiện trạng ngôi nhà. Đo hướng nhà theo cách này chỉ nên áp dụng đối với nhà phố, chứ không áp dụng đối với những lô đất lớn.
Cách 4: Dựa vào bản đồ giấy, sổ hồng
Tương tự cách làm số 2 và 3, ta có thể chụp ảnh lô đất trên bản đồ giấy hoặc sổ hồng để đưa vào máy tính đo hướng. Thông thường trên sổ hồng và bản đồ, sẽ có kí hiệu hướng Bắc ở phía trên. Để làm cách này hiệu quả, bắt buộc phải chụp hình sổ hồng, hoặc bản đồ thật ngay ngắn. Tốt nhất là dùng hình ảnh scan.
Cách 5: Dựa vào tọa độ góc ranh
Hiện tại, trên các sổ hồng đều có thể hiện tọa độ góc ranh VN 2000. Trên đó thể hiện tọa độ X, Y. Chỉ cần nhập tọa độ này vào máy tính, sẽ có kích thước chuẩn xác tuyệt đối của khu đất, từ đó việc đo hướng không còn khó nữa.
Trường hợp đối với các sổ hồng cũ, chưa có tọa độ này, bạn có thể đến cơ quan chính quyền của địa phương đó, để xin thông tin trích lục. Hoặc nhờ đơn vị địa chính đến đo thực tế, để cung cấp cho mình tọa độ này.
-
Cách xác định tâm nhà một cách chính xác trong phong thủy
Tâm nhà có vai trò rất quan trọng về phong thủy. Để làm phong thủy được hiệu quả, cần xác định chuẩn xác vị trí của tâm nhà. Nếu định vị sai tâm nhà, dù chỉ một gang tay, cũng có thể dẫn đến bố trí sai về phong thủy.
-
Nhà hướng Tây và những lưu ý khi xây dựng
Nhà hướng Tây khiến nhiều người e ngại bởi đặc tính "nắng chiều" và những yếu tố phong thủy đặc thù. Tuy nhiên, biết cách thiết kế và bố trí hợp lý, nhà hướng Tây vẫn có thể mang lại nhiều may mắn và thuận lợi. Hãy cùng tìm hiểu về nhà hướng Tây cũng...
-
Lý do nhà hướng Nam được coi là lựa chọn tốt nhất khi xây nhà
Theo phong thủy, việc chọn hướng nhà luôn là một yếu tố quan trọng quyết định sự may mắn, sức khỏe và tài lộc của gia chủ. Trong đó, nhà hướng Nam từ lâu được coi là hướng tốt nhất nhưng không phải tất cả mọi người đều phù hợp với hướng Nam....
-
Phong thủy cổng và cửa nên mở ra hay mở vào?
Phong thủy cổng và cửa có nhiều yếu tố cần quan tâm: vị trí, hướng, kích thước, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc. Ngoài ra, còn cần phải chú ý đến việc mở vào trong hay mở ra bên ngoài vì điều này liên quan đến công năng sử dụng lẫn việc thu nạp khí vào...