Cuộc thi "Những toà nhà chọc trời năm 2012" của tạp chí eVolo vừa công bố những tác phẩm đẹp lỗng lẫy nhưng cũng không kém phần kỳ cục trong kiến trúc nhà cao tầng.

Với công nghệ, vật liệu mới cùng sự linh hoạt cao, cuộc thi đã đưa ra những ý tưởng kỳ lạ cho thiết kế nhà chọc trời. Ban giám khảo bao gồm những chuyên gia hàng đầu về thiết kế và kiến trúc chọn ra 3 người thắng cuộc và vinh danh 22 trong tổng số 714 tác phẩm gửi về từ 5 châu lục và 95 quốc gia khác nhau.

Đây là bức ảnh đoạt giải nhất của cuộc thi. Ảnh: Huffington Post.

Giải nhất thuộc về Zhi Zheng, Hongchuan Zhao và Dongbai Song đến từ Trung Quốc với dự án “Tòa nhà Thác nước Himalya”. Thiết kế của họ dành cho một tòa nhà chọc trời nằm trên dãy núi Himalya giúp giữ và phân bổ nước đến đất liền khi dòng sông băng trên dãy núi tan. Các tác giả của thiết kế này cho biết tòa nhà có thể dễ dàng mô phỏng và nó có thể trữ nước trong mùa mưa, lọc rồi đóng băng nước dự trữ cho tương lai.

Tác phẩm đoạt giải nhì có tên "Cứu trợ vùng núi"

Giải nhì đã được trao cho các tác giả Yiting Shen, Nanjue Wang, Ji Xia và Zihan Wang cũng đến từ Trung Quốc với dự án mang tên “Moutain Band-Aid” (Cứu trợ vùng núi). Thiết kế sáng tạo này nhằm khôi phục hệ sinh thái của dãy núi Vân Nam nhằm giúp đưa những người đi di trú trở về sinh sống và làm việc tại Trung Quốc.


Tác phẩm đoạt giải ba có tên "Bãi rác đứng"

Giải ba thuộc về Lin Yu-Ta đến từ Đài Loan với dự án “Vertical Landfill” (Bãi rác đứng) với hình ảnh rất ấn tượng. Dự án này như một lời nhắc nhở về lượng rác thải khổng lồ và có cả một nhà máy điện tạo năng lượng từ rác thải.


Dự án Citadel Skyscraper (tạm dịch là “Nhà chọc trời kiên cố”) được thiết kế dành cho Nhật Bản sau những thảm họa cả tự nhiên và nhân tạo mà đất nước này vừa phải gánh chịu trong những năm gần đây.



Dự án nhà chọc trời Occupy Skyscraper có những sợi dây thừng được đan thành một mạng lưới thẳng đứng dính vào những tòa nhà lân cận. Những mạng lưới đó được đan thật dày cho đến khi nào đủ để đỡ được trọng lượng của cả tòa nhà.

Dự án “House of Babel” (tạm dịch là “Tòa nhà Baben”) sử dụng cấu trúc khí cầu giúp giảm bớt số lượng tầng thừa và có thể đưa tòa nhà lên gần như bất kì độ cao nào.

Dự án “Plastic Fish Tower” (tạm dịch là “Tòa nhà Cá nhựa”) với cấu trúc hình tròn nổi trên bề mặt đại dương nằm trong Đảo rác Thái Bình Dương khổng lồ sẽ thu thập và tái chế nhựa để tạo năng lượng.


Noah’s Ark là một thành phố tự trị trên nước hỗ trợ tất cả các sinh vật sống, từ người đến động vật, từ cá đến thực vật bị lạc khỏi đất liền bởi thiên tai và chiến tranh

Theo VnExpress
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.