Tôi đến Quy Nhơn khi tiết trời Hà Nội bắt đầu chớm vào thu, với gió lao xao, nắng vàng và không gian như rộng hơn, trong trẻo lạ. Đang là những ngày đẹp nhất trong năm của đất kinh kỳ, khiến mỗi ai phải rời xa thủ đô đúng vào dịp này đều cảm thấy đôi chút tiếc nuối.
Bước chân xuống tàu, tôi hỏi người bạn ra đón: - ở Quy Nhơn có mùa thu
không? Bạn tôi bảo: Quy Nhơn chỉ có hai mùa mưa, nắng. Bây giờ đang là
tiết giao mùa. – vậy mùa nào là mùa đẹp nhất? Mùa xuân, hay đúng hơn là
dịp sau Tết, tiết trời dễ chịu, không nắng, không mưa, và mây bảng lảng
(chợt thấy mình như có chút vô duyên, với cả nỗi tiếc nuối sau lưng và
một không gian đang mở ra trước mắt).
Để rồi tôi được thấy một Quy Nhơn với biết bao sắc diện, gợi những xúc cảm không ngờ.
Hình như người Quy Nhơn có thú uống cà phê mỗi sáng. Trên những con phố, nhỏ, to, phía đông hay phía tây thành phố, tôi đều gặp rất nhiều quán cà phê in đậm dấu ấn sự chủ tâm tạo ấn tượng của chủ nhân. Một người bạn làm báo Bình Định nói với tôi rằng: mỗi sáng anh đều đến uống cà phê, gặp gỡ bạn bè ở quán. “Hội cà phê” của anh có một số địa chỉ thân thiết, nhưng bất cứ quán cà phê nào mới mở, anh đều đến ít nhất một lần, để biết. Trong mấy ngày lưu lại Quy Nhơn, tôi đã có dịp theo chân anh, ghé vào một số địa chỉ, để được thấy (theo cách nói của anh), mỗi nơi mỗi vẻ. Khác với Hà Nội, nơi những quán cà phê thường phải gói mình bên trong những khuôn cửa kính màu, rì rào tiếng máy lạnh (vì hạn hẹp không gian và tiết trời khắc nghiệt), những ngôi quán ở Quy Nhơn thường có không gian mở, róc rách tiếng nước chảy trên hòn non bộ, hay làm duyên sau những vòm lá, tàng cây. Tôi vốn không hào hứng với những quán cà phê “hộp”, nên rất thú vị khi được nhấm nháp ly cà phê sữa (dù luôn phải nhờ người bạn cùng đi gọi hộ, vì sợ không gọi đúng theo “kiểu” Quy Nhơn), ngắm không gian được chủ nhân dày công chăm chút, tạo dựng, giữa tiết trời dịu mát, trong lành buổi sớm. Dù nắng mai đã rải đều trên mái phố, chạy xe ngoài đường vẫn thấy mát dịu, hơi gió mơn man. Chợt có chút bâng khuâng nhớ đến mỗi sớm thu trên phố phường Hà Nội. Bỗng thấy lạ, mà quen.
Đêm. Quy Nhơn càng hiền hoà hơn trong bóng sẫm của những hàng cây giăng đầy các con phố. Khi đã lặng bớt những tất bật đời thường, chợt xốn xang bởi làn hương hoa nhẹ trong gió thoảng. Hoa sữa. Chao ôi, vùng đất này đã mang đến cho tôi biết bao điều ngạc nhiên nho nhỏ. Mới buổi sáng còn ngỡ ngàng trước vòm cây rực màu phượng đỏ, khi mà những cánh phượng cuối cùng của Hà Nội cũng đã lìa cành. Còn muốn tìm mùi hương của loài hoa đặc trưng cho mùa thu Hà Nội, thì phải kiên nhẫn đợi thêm tháng nữa. Những cây hoa sữa ở Quy Nhơn đang bắt đầu trổ bông, tôi phải căng mắt mới nhìn thấy chùm hoa mập mạp khuất sau vòm lá rậm. Để hít căng lồng ngực mình cái mùi hương ngòn ngọt ấy, tan loãng vào không gian đêm đậm hơi sương. Bỗng thoảng nghe tiếng sóng biển xô bờ nhè nhẹ. Lòng muốn thầm thì: Quy Nhơn, Thu đấy!
-Em thấy con trai Bình Định thế nào? Anh bạn người Quy Nhơn hỏi cô bạn cùng đi với tôi trước giờ chia tay. Cô mỉm cười tinh nghịch: Nhiệt tình, hiền và “nể” vợ. Chợt bật cười, nhớ câu “đúc kết” của nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng (Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Định): Con gái Bình Định có ba đặc điểm: giỏi võ, biết nấu rượu và làm thơ. Và vì thế (mà) con trai Bình Định cũng có ba đặc điểm: Biết chịu đòn, uống rượu và nghe thơ. Có phải vì những điều này, mà ông vua oai hùng của đất Bình Định năm xưa đã chinh phục được tình yêu của nàng công chúa kiều diễm đất kinh kỳ?!
Tôi đã đi qua nhiều địa danh trên đất nước, từ bắc chí nam. Giữa rất nhiều ấn tượng về đất, về người, đọng lại trong tôi là cảm nhận sự nhiệt thành, thân thiện của con người Bình Định. Dẫu là người An Nhơn, Tuy Phước, Quy Nhơn…, gặp ở Tây Sơn, An Lão, hay Đà Nẵng, Sài Gòn… sự chân thành, cởi mở và hài hước, dí dỏm như đã thành một hằng số chung bất biến trong mỗi con người. Và bởi vậy, mà lưu dấu, mà đọng mãi…
Mấy ngày ngắn ngủi của lần trở lại này, tôi bất chợt có được mấy tiếng đồng hồ rỗi rãi, giữa tất bật công việc, và những cuộc gặp gỡ. Không bỏ phí cơ hội, tôi mượn xe, một mình phóng thẳng lên Ghềnh Ráng, thắp nén hương lên ngôi mộ không bao giờ quạnh quẽ của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Những dòng thơ trên gỗ của bút lửa Dzũ Kha cũng góp phần làm cho cảnh vật nơi này nên thơ và gần gũi hơn, càng gợi niềm tiếc nuối một tài hoa mệnh bạc. Hẳn không ai đến Ghềnh Ráng, thăm bãi tắm Hoàng Hậu mà không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nơi này. Dẫu không phải lần đầu ghé lại, tôi vẫn ngồi hàng giờ, ngắm mặt biển xanh lấp lánh trải dài trước mặt, háo hức đợi những đợt sóng lăn tăn, trong vắt xô nhẹ, vỡ oà trên bãi đá cuội. Để rồi chợt thấy nuối tiếc, bẽ bàng như một kẻ có lỗi, khi không thể là thi sĩ, viết nên những vần thơ nói hộ lòng mình. Cảm ơn, Quy Nhơn!
Nắng Quy Nhơn những ngày này không còn gay gắt. Vẫn ong vàng, vẫn rực rỡ nhưng không rát cháy da như giữa mùa hè. Tôi đã hồn nhiên chạy xe giữa trưa nắng, ngạc nhiên có phần khoái chí khi thấy chỉ mỗi mình mình không cần “bảo hiểm”, trong khi các thiếu nữ Quy Nhơn khẩu trang kín mặt, áo khoác dày, tay găng, chân tất, trang bị kỹ càng ngay cả khi đã vào đến bóng râm. Chỉ đến khi về Hà Nội, tôi mới hiểu nguyên do. Một đồng nghiệp, vốn là nhà thơ được nhiều bạn đọc yêu mến, sau một hồi lâu nhìn ngắm, đã nhận xét bóng bẩy: Hình như Quy Nhơn đã phủ cho làn da, mái tóc em một lớp men màu ấm. Và nụ cười, ánh mắt như vẫn còn toả nắng…
Phải vậy không anh, bởi một sắc thu mặn mòi vị biển vẫn nhuộm vàng nỗi nhớ kẻ phương xa?
Để rồi tôi được thấy một Quy Nhơn với biết bao sắc diện, gợi những xúc cảm không ngờ.
Hình như người Quy Nhơn có thú uống cà phê mỗi sáng. Trên những con phố, nhỏ, to, phía đông hay phía tây thành phố, tôi đều gặp rất nhiều quán cà phê in đậm dấu ấn sự chủ tâm tạo ấn tượng của chủ nhân. Một người bạn làm báo Bình Định nói với tôi rằng: mỗi sáng anh đều đến uống cà phê, gặp gỡ bạn bè ở quán. “Hội cà phê” của anh có một số địa chỉ thân thiết, nhưng bất cứ quán cà phê nào mới mở, anh đều đến ít nhất một lần, để biết. Trong mấy ngày lưu lại Quy Nhơn, tôi đã có dịp theo chân anh, ghé vào một số địa chỉ, để được thấy (theo cách nói của anh), mỗi nơi mỗi vẻ. Khác với Hà Nội, nơi những quán cà phê thường phải gói mình bên trong những khuôn cửa kính màu, rì rào tiếng máy lạnh (vì hạn hẹp không gian và tiết trời khắc nghiệt), những ngôi quán ở Quy Nhơn thường có không gian mở, róc rách tiếng nước chảy trên hòn non bộ, hay làm duyên sau những vòm lá, tàng cây. Tôi vốn không hào hứng với những quán cà phê “hộp”, nên rất thú vị khi được nhấm nháp ly cà phê sữa (dù luôn phải nhờ người bạn cùng đi gọi hộ, vì sợ không gọi đúng theo “kiểu” Quy Nhơn), ngắm không gian được chủ nhân dày công chăm chút, tạo dựng, giữa tiết trời dịu mát, trong lành buổi sớm. Dù nắng mai đã rải đều trên mái phố, chạy xe ngoài đường vẫn thấy mát dịu, hơi gió mơn man. Chợt có chút bâng khuâng nhớ đến mỗi sớm thu trên phố phường Hà Nội. Bỗng thấy lạ, mà quen.
Cầu Thị Nại về đêm. |
Đêm. Quy Nhơn càng hiền hoà hơn trong bóng sẫm của những hàng cây giăng đầy các con phố. Khi đã lặng bớt những tất bật đời thường, chợt xốn xang bởi làn hương hoa nhẹ trong gió thoảng. Hoa sữa. Chao ôi, vùng đất này đã mang đến cho tôi biết bao điều ngạc nhiên nho nhỏ. Mới buổi sáng còn ngỡ ngàng trước vòm cây rực màu phượng đỏ, khi mà những cánh phượng cuối cùng của Hà Nội cũng đã lìa cành. Còn muốn tìm mùi hương của loài hoa đặc trưng cho mùa thu Hà Nội, thì phải kiên nhẫn đợi thêm tháng nữa. Những cây hoa sữa ở Quy Nhơn đang bắt đầu trổ bông, tôi phải căng mắt mới nhìn thấy chùm hoa mập mạp khuất sau vòm lá rậm. Để hít căng lồng ngực mình cái mùi hương ngòn ngọt ấy, tan loãng vào không gian đêm đậm hơi sương. Bỗng thoảng nghe tiếng sóng biển xô bờ nhè nhẹ. Lòng muốn thầm thì: Quy Nhơn, Thu đấy!
-Em thấy con trai Bình Định thế nào? Anh bạn người Quy Nhơn hỏi cô bạn cùng đi với tôi trước giờ chia tay. Cô mỉm cười tinh nghịch: Nhiệt tình, hiền và “nể” vợ. Chợt bật cười, nhớ câu “đúc kết” của nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng (Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Định): Con gái Bình Định có ba đặc điểm: giỏi võ, biết nấu rượu và làm thơ. Và vì thế (mà) con trai Bình Định cũng có ba đặc điểm: Biết chịu đòn, uống rượu và nghe thơ. Có phải vì những điều này, mà ông vua oai hùng của đất Bình Định năm xưa đã chinh phục được tình yêu của nàng công chúa kiều diễm đất kinh kỳ?!
Tôi đã đi qua nhiều địa danh trên đất nước, từ bắc chí nam. Giữa rất nhiều ấn tượng về đất, về người, đọng lại trong tôi là cảm nhận sự nhiệt thành, thân thiện của con người Bình Định. Dẫu là người An Nhơn, Tuy Phước, Quy Nhơn…, gặp ở Tây Sơn, An Lão, hay Đà Nẵng, Sài Gòn… sự chân thành, cởi mở và hài hước, dí dỏm như đã thành một hằng số chung bất biến trong mỗi con người. Và bởi vậy, mà lưu dấu, mà đọng mãi…
Mấy ngày ngắn ngủi của lần trở lại này, tôi bất chợt có được mấy tiếng đồng hồ rỗi rãi, giữa tất bật công việc, và những cuộc gặp gỡ. Không bỏ phí cơ hội, tôi mượn xe, một mình phóng thẳng lên Ghềnh Ráng, thắp nén hương lên ngôi mộ không bao giờ quạnh quẽ của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Những dòng thơ trên gỗ của bút lửa Dzũ Kha cũng góp phần làm cho cảnh vật nơi này nên thơ và gần gũi hơn, càng gợi niềm tiếc nuối một tài hoa mệnh bạc. Hẳn không ai đến Ghềnh Ráng, thăm bãi tắm Hoàng Hậu mà không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nơi này. Dẫu không phải lần đầu ghé lại, tôi vẫn ngồi hàng giờ, ngắm mặt biển xanh lấp lánh trải dài trước mặt, háo hức đợi những đợt sóng lăn tăn, trong vắt xô nhẹ, vỡ oà trên bãi đá cuội. Để rồi chợt thấy nuối tiếc, bẽ bàng như một kẻ có lỗi, khi không thể là thi sĩ, viết nên những vần thơ nói hộ lòng mình. Cảm ơn, Quy Nhơn!
Một góc đồi Ghềnh Ráng và bãi tắm Hoàng Hậu ở TP.Quy Nhơn, Bình Định. |
Nắng Quy Nhơn những ngày này không còn gay gắt. Vẫn ong vàng, vẫn rực rỡ nhưng không rát cháy da như giữa mùa hè. Tôi đã hồn nhiên chạy xe giữa trưa nắng, ngạc nhiên có phần khoái chí khi thấy chỉ mỗi mình mình không cần “bảo hiểm”, trong khi các thiếu nữ Quy Nhơn khẩu trang kín mặt, áo khoác dày, tay găng, chân tất, trang bị kỹ càng ngay cả khi đã vào đến bóng râm. Chỉ đến khi về Hà Nội, tôi mới hiểu nguyên do. Một đồng nghiệp, vốn là nhà thơ được nhiều bạn đọc yêu mến, sau một hồi lâu nhìn ngắm, đã nhận xét bóng bẩy: Hình như Quy Nhơn đã phủ cho làn da, mái tóc em một lớp men màu ấm. Và nụ cười, ánh mắt như vẫn còn toả nắng…
Phải vậy không anh, bởi một sắc thu mặn mòi vị biển vẫn nhuộm vàng nỗi nhớ kẻ phương xa?
Cafeland.vn - Theo Báo Bình Định
Ảnh: Internet
VIP
Ngân Hàng thanh lý 10 lô đất ngay trung tâm thành phố Đồng Xoài giá 850 triệu/lô
850 triệu- 174m2
Đồng Xoài, Bình Phước
Hôm nay
0966755***
VIP
Căn Hộ Cao Cấp 69,7m2 gồm 2PN+2WC cách quận 1 chỉ 14km giá cực sốc chỉ 2,9 tỷ
2 tỷ 900 triệu- 69.7m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0966755***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
Bán nhà hẻm Quận 10 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu hoàn công đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Cần bán gấp nhà phường 12, Quận 8 giảm hơn 2 tỷ, giá chào mới nhỉnh 20 tỷ.
20 tỷ 300 triệu- 179m2
Quận 8, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0988383***
VIP
Bán Nhà Hẻm Xe Hơi Tân Bình, gần Mũi Tàu Trường Chinh, 3 Tầng Mới, 58m2 chỉ 5.2t
5 tỷ 200 triệu- 58m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0707201***
VIP
CHỈ TỪ 1,2 TỶ - SỞ HỮU NGAY CĂN HỘ FULL NỘI THẤT 5 SAO LIBERA NHA TRANG
Thương lượng- 0m2
Nha Trang, Khánh Hòa
Hôm nay
0328138***
VIP
Bắc Hà Thanh - Mở bán quỹ đất nền liền kề, shophouse - Chính sách tốt nhất TT
Thương lượng- 80m2
Tuy Phước, Bình Định
Hôm nay
0964372***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cam nang xu huong