Mặt tiền của ngôi nhà được người kiến trúc sư tối đa hóa bằng cách sử dụng tấm kính lớn và gạch rỗng thô để tạo sự hài hòa về màu sắc xanh lá của lá cây và màu xám của bê tông, bên cạnh là những cây lâu năm cao gần 20m.
Ngoài ra, một sự tương phản có thể được nhìn thấy rõ ràng là bức tường gạch được xây theo chiều dọc cân bằng với hành lang ngoài theo chiều ngang. Xen kẽ giữa dọc và ngang là bồn cây to ngay góc lô gia tầng hai mang lại sự cân bằng và thiết lập mặt tiền của ngôi nhà.
Do đó, sự hấp dẫn của ngôi nhà là một sự pha trộn hoàn hảo của không gian bên trong, bên ngoài, và sự vững chắc cũng như vô hiệu trong kiến trúc của nó.
Thông qua cách tiếp cận thiết kế thân thiện với thiên nhiên, mỗi phòng trong nhà đều tràn đầy ánh sáng tự nhiên và không khí: giếng trời được xây ở giữa ngôi nhà, một mặt bên cạnh cầu thang và cầu hành lang kết nối các phòng chức năng, giúp tạo ra các khoảng mở cho không gian được thông thoáng, không khí được đối lưu.
Cây xanh được sử dụng hài hòa giữa các công trình nhân tạo và cảnh quang tự nhiên đã giảm bớt sự thô của gạch, thép và bê tông, vì vậy cây xanh không chỉ đóng vai trò quan trọng điều hòa không khí mà còn ví như chiếc phổi xanh cân bằng oxi cho ngôi nhà.
Vật liệu xây dựng cũng được cân nhắc khi sử dụng để đảm bảo công trình thể hiện tính mộc mạc, đơn giản, trữ tình được mô tả rõ ràng nhất. Toàn bộ bức tường dọc theo một bên của ngôi nhà được trang trí bằng gốm sứ truyền thống Bát Tràng với sự sắp xếp khác nhau, từ đó cũng tạo ra điểm nhấn thị giác hình ảnh ngôi nhà.
Hơn nữa, bức tường gỗ trang trí ở cuối nhà với màu đỏ tươi được trang trí bằng các họa tiết cổ kính gợi nhớ đến những văn hóa đặc trưng miền Bắc Bộ.
Công trình không chỉ tập trung vào tận dụng các yếu tố tự nhiên như gió, ánh sáng, cây cối mà còn thể hiện nét truyền thống đặc trưng của kiến trúc Việt Nam giúp cho ngôi nhà gần gũi với thiên nhiên và sinh hoạt của các thành viên cũng gắn kết hơn trong ngôi nhà có nhiều hoài niệm như vậy.
Mặt bằng ngôi nhà