Hơn 970 năm trước, miền đất Tây Bắc Trung Quốc (Thời cổ gọi là Tây Vực, nay gọi là Tân Cương) xuất hiện một vương quốc dân tốc thiểu số hùng mạnh đứng ngang với nhà Tống, nhà Liêu. Đó là vương triều phong kiến “Đại Hạ”. Trong ngôn ngữ Tây Hạ, “Đại Hạ” có nghĩa là “Đại Bạch Cao quốc”.

Vì nằm ở phía Tây hai nước Tống Liêu nên trong lịch sử gọi là “Tây Hạ”. “Phía Đông Tây Hạ đến tận sông Hoàng Hà, phía Tây đến Ngọc Môn, phía Nam giáp Túc Quan, phía Bắc là sa mạc lớn. Nơi này, đất hơn vạn dặm, dựa vào núi Hạ Lan nên vững chắc”. Tây Hạ hung cứ biên cương, lập triều đại kéo dài 189 năm, truyền qua 10 ngôi chúa. Thế kỷ XIII, Mông Cổ nhanh chóng nổi lên, hùng mạnh, bắt đầu bành trướng xâm lược.


Toàn cảnh Lăng Vua Tây Hạ (Ảnh: vietnamese.cri.cn)

Tây Hạ trở thành mục tiêu đầu tiên của đế quốc Mông Cổ. Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn bao vây đó thành Hưng Khánh Phủ của Tây Hạ suốt nửa năm. Tuy quân Nguyên nổi tiếng thiện chiến, song người Tây Hạ kiên cường chống lại. Hai bên tiến hành cuộc chiến tranh tiêu hao, gian khổ. Sau một trận tấn công vô cùng đãm máu, đại quân Mông Cổ đã xông vào đô thành Hưng Khánh Phủ, giết chóc bừa bãi. Dân chúng trong thành tan tác, thây chết khắp nơi. Trường tồn suốt 189 năm, Tây Hạ, vương triều trấn giữ một phương trong lịch sử Trung Quốc đã bị tiêu vong.

Dân tộc Đảng hạng cũng biến mất từ đó. Chỉ còn lăng vua Tây Hạ xây bằng đất cao lớn dưới chân núi vẫn lặng lẽ đứng trong mưa gió, thể hiện sự nghiệp huy hoàng một thời của vương triều thấn bí này. Vương triều Tây hạ đã để lại cho người đời sau một số di tích lịch sử nổi tiếng cùng với nhiều bí ẩn nan giải. Trong sách “Tống sử”, “Liêu sử”, “Kim sử” do người Nguyên biên soạn đều có chương “Hạ quốc truyện” hoặc “Đảng Hạng truyện” nhưng không biên soạn lịch sử Tây Hạ. Mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu dự định tìm tung tích vương quốc này từ trong những kiến thức phế tích cổ vật khai quật và kinh cuốn đã rách nát để giải thích những bí ẩn của Tây Hạ.

Bắt đầu từ thập kỷ 70 thế kỷ XX, các nhà khảo cổ đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu lăng mộ của vua Tây Hạ trong hoang mạc mênh mông. Họ khai quật một lăng vua, bốn ngôi mộ bồi táng, bốn đình bia và một di chỉ cung điện phát hiện một số cổ vật Tây Hạ rất quý. Trong đó, có chữ viết Tây Hạ, những bức tranh phản ánh cuộc sống du mục và cuộc sống trong thành của người Tây Hạ, các tác phẩm điêu khắc các loại, rất nhiều đồng tiền cổ lưu thông thuộc các thời kỳ như “Khai Nguyên thông bảo”, “Thuần Hoá thông bảo”, “Chí Đạo thông báo”. “Thiên Hỉ thông báo”, “Đại Quan thông bảo”… và có rất nhiều loại đồ đồng, quân cờ gốm… Điều càng khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc là có rất nhiều tượng đá, tượng đất hình dáng độc đáo.


(Ảnh: vietnamese.cri.cn)

Đồng thời, các nhà khảo cổ còn đo đạc, vẽ bản đồ nhiều lần, có hệ thống toàn bộ khu lăng, tiếp tục phát hiện mới nhiều lăng mộ to nhỏ khác nhau. Lăng mộ phát hiện tăng từ 15 ngôi lên tới hơn 70 ngôi, sau này còn tới hơn 200 ngôi. Đến năm 1999, tổng cộng đã phát hiện 9 lăng mộ vua, 253 ngôi mộ bồi táng. Quy mô của lăng vua Tây Hạ tương đương với lăng vua Tống, huyện Củng Hà Nam và Thập tam lăng nhà Minh. Toàn bộ lăng vua Tây Hạ có chiều Đông Tây 5km, chiều Nam Bắc hơn 10km, tổng diện tích hơn 50km2. Lăng vua quy mô như vậy ở Trung Quốc quả thật rất hiếm. Mọi người còn ngạc nhiên khi thấy trên bản đồ định vị lăng mộ Tây Hạ được vẽ trên vi tính chính xác, 9 ngôi lăng vua được tạo thành một hình chòm sao Bắc Đẩu. Vì sao các ngôi mộ lại sắp xếp như vậy?

Câu hỏi này đến nay vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng. So với các lăng mộ khác, lăng vua Tây Hạ có tính độc đáo riêng. Lăng thành lăng viên số 3 trong quần thể lăng mộ và kiến trúc hình dạng lầu tháp mang đặc điểm rõ rệt của Phật giáo Tây Hạ. Khi dọn dẹp các đống rác xung quanh móng tường tháp lăng, các nhà khảo cổ chưa phát hiện tháy bậc thang leo lên đỉnh tháp. Ở gần cổng lăng cũng chỉ phát hiện thấy bậc thang leo lên đỉnh tháp. Ở gần cổng lăng cũng chỉ phát hiện rất nhiều gạch ngói vỡ và xương thú, cũng chưa phát hiện kết cấu chống giằng.

Các chuyên gia cho rằng, trên lầu phải có một kiến trúc dạng tháp đặc có bậc xây bằng gạch và xương thú. Nếu không phải là đỉnh đài lầu các, phải có từng bậc để leo lên đỉnh. Chuông đồng khai quật ở đây chắc chắn là vật trang trí treo ở trung tâm tháp Phật. Các nhà khảo cổ cho rằng, kiến trúc mang tính tượng trưng kiểu tháp Phật xây vườn lăng này hiện nay mới gặp lần đầu. Điều này có khả năng lien quan trực tiếp với truyền thống tôn sung đạo Phật của người Tây Hạ. Ngoài ra, tất cả lầu tháp và lầu cổng trong lăng đều do các tháp Phật to nhỏ tạo thành. Tương xứng với tháp lăng bên trong, hình thành một quần thể kiến trúc mang nét đặc sắc dân tộc sâu đậm và khí thế hào hung.


Các nhà khảo cổ suy luận, vương quốc Tây Hạ lấy đài lăng có hình tháp nhiều mái hiên cao to hung vĩ làm trung tâm, xung quanh là quần thể tháp Phật cao thấp, đan xen nhau. Từ đó làm cho lăng viên đầy khí thế hùng tráng tôn sùng Phật pháp, làm nổi bật nét đặc sắc kiến trúc độc đáo của lăng vua Tây Hạ. Bệ cột đá trong lăng vua Tây Hạ Một điểm khác với các lăng khác của lăng vua Tây Hạ là vị trí đặt tượng đá. Tượng đá trong lăng ra đời từ Đông Hán, đặt hai bên thần đạo ngòi cửa chính của lăng mộ, thành thế giáp đạo.

Tuy nhiên, Tây Hạ lại coi Thành Nguyệt (thành Mặt trăng) làm nơi bố trí các tượng đá. Các nhà khảo cổ từ hiện tượng di tích ở Thành Nguyệt đã tìm ra bốn nền đất nện để đặt bốn pho tượng. Nền đất là hình chữ nhật dài, chiều Nam Bắc 41,5, chiều Đông Tây rộng 3,7-3,9m. Ở đây, các nhà khảo cổ phân tích tình hình phân bố các mảnh vỡ của tượng đá, trên một nền đất nện có thể bố trí 5 pho tượng đá. Hai nền đất nện có thể bố trí 10 pho. Tình hình bài trí tượng đá ở vuờn lăng số 3 có thể là 4 hàng 20 pho tượng đá, thay đổi cách xếp 2 hàng chữ nhất (-) trên thần đạo của các pho tượng đá lăng nhà Tống. Cách bày tượng đá của Tây Hạ làm cho tượng đá tập trung, thu ngắn khoảng cách hướng dọc Nam Bắc của vườn lăng.

Hình thành Kết cấu cơ bản hình “lọ mực”. Các nhà khảo cổ cho rằng, đặt tượng đá văn thần võ tượng ở Thành Nguyệt làm nổi sự uy nghiêm và khí thế của lăng vua. Các nhà nghiên cứu cho rằng, mặt bằng vườn lăng tây Hạ có thể mô phỏng mặt bằng của đô thành Hưng Khánh Phủ. Một miếng đất lồi trước cửa lăng mô phỏng ủng thành (thành bên ngoài bao bọc thành chính bên trong gọi là “ủng thành”) ở ngoài cổng thành thường gặp, làm nổi bật tác dụng Nguyệt thành bảo vệ vườn lăng.

Điều này cho thấy, người Tây Hạ yêu cầu thiết kế vườn lăng theo nguyên tắc “Chết cũng như sống” thời cổ đại. Ngoài ra, trong quần thể lăng này, các lăng mộ ở vùng Trung Nguyên không có. Theo suy đoán của các chuyên gia, lăng mộ của Tây Hạ có thể hấp thu những kiến thức vườn lăng nhà Tần, Đặc biệt là kiến trúc vườn lăng nhà Đường, nhà Tống, đồng thời chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng Phật giáo, kết hợp 3 nền văn hoá (văn hoá dân tộc Hán, văn hoá dân tộc Đảng Hạng, văn hoá Phật giáo) trong công trình xây dựng lăng mộ vua.

Cafeland.vn - Theo NTO
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.