Tây An là thành phố tỉnh lỵ Thiểm Tây, Trung Quốc. Thành phố
có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi Trường An (có nghĩa là “muôn đời bình yên”)
là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Nằm ở trung tâm thành Tây An, có lầu chuông 4 cổng hướng
theo bốn con đường dẫn ra cổng thành Đông – Tây – Nam – Bắc.
Lầu cao 36 mét, được xây dựng vào thời Hoàng đế Chu Nguyên Chương (năm 1384) có quy mô lớn nhất Trung Quốc. Lầu Trống nằm cách Lầu Chuông 300 mét về hướng tây bắc, được xây dựng trước lầu Chuông 4 năm. Lầu trống thông báo giờ khắc vào ban đêm, Lầu Chuông báo giờ ban ngày nên nhân gian có câu “ngày chuông đêm trống”.
Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm
Sau này, người ta không dùng Lầu Trống vào việc báo giờ nữa,
mà chỉ dùng để báo động khi có chiến tranh xảy ra.
Thành Trường An cũng là nơi lưu lại đến cuối đời của Đường
Tam Tạng. Sau 17 năm 'du học' tại Ấn Độ, ông đã mang về một lượng lớn kinh điển
và tiến hành biên dịch tại chùa Từ Ân. Những bộ kinh đó hiện vẫn đang được cất
giữ trong tháp Đại Nhạn.
Ngoài ra, Tây An cũng nổi tiếng với đội quân đất nung. Những
pho tượng được khai quật lên đến 6000 binh mã, 1400 pho tượng kỵ binh và 68 đội
chỉ huy các cấp khác nhau với kích cỡ như người thật.
Con số này sẽ không dừng lại nếu Chính phủ Trung Quốc không
quyết định tạm dừng việc khai quật để tìm phương pháp bảo quản các pho tượng.
Bởi vì, sau khi khai quật lên, các pho tượng đã bị mất đi màu sắc vốn có của
nó.
Qua bao nhiêu thăng trầm, Trường An ngày nay vẫn giữ nguyên
được những nét cổ kính cùng với quy mô hoành tráng ngoài sức tưởng tượng. Toàn
thành vẫn được bao bọc bởi tường thành kiên cố cao 12 mét, bề dầy trung bình 15
mét.
Nếu bạn có dịp đến thăm Tràng An vào những ngày Tết bạn sẽ
gặp một lễ hội lồng đèn tưng bừng và rực rỡ kéo dài trên mặt trường thành.
Bạn cũng có thể thả bộ ở khu phố cổ cổng thành phía Nam để
thả mình trong không khí cổ xưa với những ngôi nhà bằng gỗ, những con đường lát
đá và thưởng thức một điệu nhạc trầm buồn da diết từ một nhạc cụ hình quả bầu
của người bán sáo trên phố cổ Tây An.
Đặc biệt, Tây An cũng là nơi tập kết hàng hóa chuẩn bị cho những chuyến buôn bán dọc 'con đường tơ lụa', một trong những con đường thương mại lớn nhất thế giới cổ đại, nối liền hai nền văn minh thế giới Đông – Tây.
Nằm ở trung tâm thành Tây An, có lầu chuông 4 cổng hướng theo bốn con đường dẫn ra cổng thành Đông – Tây – Nam – Bắc.
Thành Trường An cũng là nơi lưu lại đến cuối đời của Đường
Tam Tạng...
...sau 17 năm du học tại Ấn Độ, ông đã mang về một lượng lớn kinh điển và tiến hành biên dịch tại chùa Từ Ân. Những bộ kinh đó hiện vẫn đang được cất giữ trong tháp Đại Nhạn.
Ngoài ra, Tây An cũng nổi tiếng với đội quân đất nung...Những pho tượng được khai quật lên đến 6000 binh mã, 1400 pho tượng kỵ binh và 68 đội chỉ huy các cấp khác nhau với kích cỡ như người thật.
Phù điêu đánh dấu nơi khởi đầu con đường tơ lụa.