03/06/2011 2:16 AM
Đó là những "siêu" công trình đã đặt nền móng cho quá trình tiến bộ khoa học kỹ thuật của loài người.

Vạn lý trường thành, Trung Quốc

Điểm tên những công trình “đỉnh của đỉnh” (Phần 1)

Điểm tên những công trình “đỉnh của đỉnh” (Phần 1)

Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng “bức tường” này thì có gì khó xây đâu nhỉ. Nó chỉ là một bức tường thôi mà. Tuy nhiên, khi nhìn vào các con số, chắc chắn bạn sẽ có ý nghĩ khác. Vạn lý trường thành dài tới hơn 6.000km và thực chất bao gồm rất nhiều đoạn tường thành nhỏ được xây dựng, ghép, phá hủy cũng như xây lại trong khoảng 2.000 năm. Nó là dự án xây dựng được tiến hành lâu nhất trong lịch sử.

Dự án Delta ở Hà Lan

Điểm tên những công trình “đỉnh của đỉnh” (Phần 1)

Đê biển ở Hà Lan vẫn đứng vững bất chấp sóng to gió lớn.

Khi một phần tư diện tích và hơn một nửa dân số đất nước bạn nằm phía dưới mực nước biển, chắc chắn bạn sẽ phải tìm cách chống lại các trận lụt. Người Hà Lan đã tìm cách đắp đê ngăn biển từ cả ngàn năm nay nhưng thiên nhiên vẫn đưa tới các mối đe dọa ngày càng trầm trọng hơn.

Vì thế, 60 năm trước, người Hà Lan quyết tâm làm cái gì đó thật hoành tráng. Họ xây một loạt đê, đập và bãi chắn ngăn bão, từ đó tạo thành hệ thống kiểm soát lũ lụt lớn nhất thế giới. Hơn 16.000km đê, 13 con đập đã bảo vệ đất nước Hà Lan trước mối đe dọa của thủy thần.

Đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng

Dù tuyến đường sắt này gặp nhiều chỉ trích về chính trị và văn hóa nhưng không ai có thể tước đi danh hiệu tuyến đường sắt cao nhất thế giới của nó. Điểm cao nhất của tuyến đường này lên tới mức 5.072m, vượt hơn kỷ lục cũ của tuyến đường sắt chạy trên dãy núi Andes ở Peru hơn 200m.

Đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng chạy qua những vùng đất đóng băng và không ổn định. Người ta đã nghĩ ra các biện pháp rất kỳ công để có thể đảm bảo an toàn cho các đoàn tàu như thiết kế các ống dẫn khí lạnh để khiến nền đường đóng băng một cách ổn định hay đóng các cọc sâu xuống tầng đất phía dưới để giữ chắc đường ray.

Các toa tàu cũng là những kỳ công thực sự khi chúng không khác gì các khoang máy bay để giúp hành khách không bị ảnh hưởng bởi độ cao và nhiệt độ. Dưỡng khí cũng được cung cấp tự động khi tàu đi qua các vùng không khí quá loãng.

Đường hầm eo biển Manche

Nước Anh và nước Pháp nằm rất gần nhau, chúng chỉ bị chia cắt bởi một eo biển hẹp mang tên Manche (tên tiếng Anh là English Channel). Vì thế, ý tưởng nối liền 2 đất nước qua vùng biển này đã nảy sinh từ rất lâu.
Ngay từ thế kỷ 19, các ý kiến đầu tiên về việc đào một đường hầm bên dưới eo biển Manche đã được đề ra. Tuy nhiên, phải tới năm 1988, người ta mới bắt đầu công việc đào bới đó. Hai nước Anh và Pháp đã huy động nhân công, sử dụng 11 máy đào hầm cỡ lớn để hoàn thành đường hầm dài khoảng 50km này trong vòng 6 năm. Đường hầm nằm ở độ sâu 75m so với mực nước biển và đoạn nằm dưới đáy biển của nó dài tới 38km, một kỷ lục thế giới.

Điểm tên những công trình “đỉnh của đỉnh” (Phần 1)

Đường hầm màu đỏ chạy giữa nhiều tầng đất đá phức tạp.

Ngày nay, các đoàn tàu cao tốc vẫn ngày ngày phóng qua đường hầm. Người ta đã phải đóng, mở van lớn trên các toa tàu để làm giảm áp lực không khí khi con tàu đẩy từng khối khí lớn trong đường hầm. Sự kỳ diệu của đường hầm eo biển Manche nằm ở chỗ nó khiến cho hành khách không cảm thấy khác biệt gì so với khi di chuyển trên đất liền. Tất cả đều an toàn tuyệt đối.

Máy gia tốc hạt lớn

Mọi công trình đều có sai số. Nhưng khi mục đích của bạn là cho một vài chùm hạt lao vào nhau thì sai số đó phải cực kỳ, cực kỳ nhỏ. Đó chính là công dụng của máy gia tốc hạt lớn.

Nó nằm trong một đường hầm hình tròn dài 27km ở độ sâu 175m tại vùng biên giới Pháp – Thụy Sĩ. Bằng việc nghe có vẻ vô bổ là cho các chùm hạt lao vào nhau ở vận tốc siêu cao, nó tái tạo lại những gì xảy ra ngay sau vụ nổ Big Bang và giúp con người hiểu hơn về nguồn gốc cũng như sự tiến hóa của vũ trụ.

Điểm tên những công trình “đỉnh của đỉnh” (Phần 1)

Bên trong đường hầm của máy gia tốc hạt lớn.

Để làm việc đó, người ta phải sử dụng 1.600 nam châm điện siêu dẫn. Chúng giúp bẻ hướng và tăng tốc cho các chùm hạt lên tới mức 99,99% vận tốc ánh sáng trước khi lao vào nhau. Các nam châm siêu dẫn này cũng phải được làm lạnh tới nhiệt độ kinh khủng là 271 độ âm, một chuyện cực kỳ mất công và đòi hỏi một lượng lớn khí heli lỏng. Vì thế, có thể ví máy gia tốc hạt lớn là cái “tủ lạnh” to nhất thế giới.

Nhiều người vẫn e ngại cỗ máy này sẽ tạo ra lỗ đen nuốt chửng Trái đất, tuy nhiên đó chỉ là chuyện lo xa mà thôi.

Theo PLTP
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.