Cây Thanh Lan được nhiều người lựa chọn trang trí nhà cửa, văn phòng bởi mang nhiều ý nghĩa phong thủy, tác dụng. Cùng tìm hiểu đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng chăm sóc cây Thanh Lan qua bài viết dưới đây.

Cây Thanh Lan là gì?

Cây Thanh Lan hay còn được gọi là cây Phất Dụ, có hình dáng giống cây Thiết Mộc Lan nhưng lá nhỏ hơn. Loại cây này có tên khoa học là Dracaena Angustifolia, thuộc họ thực vật Asparagaceae, được ưa chuộng trong trang trí văn phòng, nhà đẹp.

Đặc điểm của cây Thanh Lan

– Cây cao khoảng từ 1m đến 2m, có cây lên đến 4m, có nhiều thân từ gốc mọc lên phát triển thành những cụm lớn, mỗi cụm có 5-7 nhánh nhỏ.

– Là loại cây thân gỗ, dáng thẳng đứng, cùng họ với cây cọ, vì thế lá cũng khá giống cọ, xanh tươi. Dáng Thanh Lan cao ráo, là cây cảnh trong nhà nên không quá to lớn mà thân cây lại có phần gầy guộc.

– Lá cây Thanh Lan màu xanh đậm, thuôn dài (30-40cm) và dẹt. Độ rộng của lá là 4-5cm, nhọn ở đỉnh và thót lại ở gốc tạo thành cuống. Thường mọc ở ngọn cây, không mọc xung quanh thân, khi rụng thường để lại những đốt cây sần sùi. Khi lá già vẫn giữ nguyên màu xanh đậm, không vàng úa nên khi sắp rụng, cây vẫn còn giữ nét đẹp riêng.

– Hoa của cây Thanh Lan khi ra dài và buông rủ xuống thành từng chùm, có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt.

Tác dụng của cây Thanh Lan

- Trang trí, làm đẹp: Cây Thanh Lan được sử dụng trang trí cho không gian nội thất, văn phòng làm việc, tạo không gian xanh. Người ta thường trồng cây trong chậu lớn để trưng trong phòng khách, cạnh bàn làm việc, cầu thang, cửa sổ hay hành lang văn phòng công ty.

- Thanh lọc không khí: có khả năng hấp thu các loại khí độc trong nhà rất tốt, thanh lọc không khí và diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh hô hấp cho con người. Cây Thanh Lan có thể hấp thụ chất monoxide de carbone (lên tới hơn 75 %) và hút các chất khác như benzene, toluene, formalhelyde.

- Mang ý nghĩa phong thủy: sức sống mãnh liệt và mạnh mẽ, nên trong phong thủy, cây sẽ giúp thúc đẩy khí tốt, tăng sức sống và may mắn cho cả gia đình. Khi đặt cây tại phòng làm việc, việc lọc không khí sẽ giúp văn phòng thêm thoáng đãng, tốt cho hệ hô hấp và giúp bạn làm việc tốt hơn.

Cây Thanh Lan hợp tuổi nào, mệnh nào?

Cây Thanh Lan thuộc hành Mộc nên hợp với người mệnh Hỏa, mệnh Mộc. Mang ý nghĩa về sức sống mãnh liệt, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết, môi trường sống nên người sở hữu cây Thanh Lan sẽ được nhiều sức khỏe, may mắn trong cuộc sống lẫn sự nghiệp thịnh vượng.

Với sức sống của cây sẽ tượng trưng cho việc giúp chủ nhân thêm nhiều nghị lực để vượt qua những khó khăn, tạo động lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

Cách trồng và chăm sóc cây Thanh Lan

Chuẩn bị đất trồng: cây Thanh Lan thích hợp và sinh trường tốt trên đất thịt, bạn có thể trộn thêm các loại tro, xỉ than, phân bón hữu cơ để cây phát triển.

Khi trồng, bạn lưu ý lớp một lớp xỉ than hoặc đá nhỏ dưới đáy chậu giúp thoát nước, tránh ngập úng cho cây. Trồng cây vào chậu xong nên tưới ẩm, bổ sung nước sẽ giúp cây sống sót và phát triển xanh tốt. Vài ngày đầu, bạn nên đặt cây ở môi trường ngoài, có ánh sáng tốt. Đến khi cây có dấu hiệu của sự sống, bạn mới di chuyển nó vào vị trí bày mong muốn.

Cách chăm sóc cây Thanh Lan

- Ánh sáng: Là cây ưa sáng nhẹ nên khi đặt cây thanh lan ở trong nhà hoặc phòng làm việc không nên đặt cây ở chỗ có ánh sáng chiếu quá mạnh hay quá ít sáng. Nếu đặt cây trong nhà, bạn cần đưa cây ra ngoài phơi nắng 2 lần/ tuần. Thời gian đưa ra ngoài là sáng sớm hoặc chiều mát. Ngoài ra bạn có thể thắp đèn led cho cây nếu không có điều kiện vận chuyển cây ra ngoài tự nhiên.

- Nhiệt độ: cây thanh lan phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20 đến 28 độ C, cây không chịu được nếu nhiệt độ xung quanh quá cao.

- Bón phân: Nên bón phân theo chu kỳ một tháng một lần, có thể sử dụng phân bón hóa học. Nếu là phân vô cơ, sử dụng loại cân bằng dạng hạt đem tưới cho cây.

- Tưới nước: Nếu để cây trong nhà, bạn nên tưới 4 ngày 1 lần. Với cây ngoài trời thì 2 ngày tưới một lần. Lượng nước tưới dao động từ 0,5 đến 1 lít nước. Nhưng cần để ý điều kiện không khí. Nếu thấy vùng đất dưới cây khô thì phải tưới nước ngay, không để hiện tượng này lặp lại nhiều lần.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên cắt tỉa, dọn dẹp lá khô, vàng để cây được thông thoáng, phát triển xanh tốt hơn.

Chủ đề: Cây phong thủy,
  • Ý nghĩa cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy

    Ý nghĩa cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy

    CafeLand – Cây Thiết Mộc Lan (cây Phát Tài) là loại cây phong thủy được nhiều gia đình trưng trong nhà, văn phòng, cửa hàng kinh doanh không những để trang trí, tạo điểm nhấn cho không gian mà còn đem lại phong thủy tốt lành.

Hoàng An (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Ý nghĩa các loại cây sen đá trong phong thủy

    Ý nghĩa các loại cây sen đá trong phong thủy

    Việc trang trí sân vườn bằng sen đá được nhiều người lựa chọn bởi sen đá là loại cây rất dễ chăm sóc và thích hợp để trang trí nhiều vị trí khác nhau như bàn làm việc, sân vườn, ban công. Không những thế trong phong thủy mỗi loại sen đá mang một ý ng...

  • Thời tiết nắng nóng, trồng những loại cây này để hạ nhiệt trong nhà

    Thời tiết nắng nóng, trồng những loại cây này để hạ nhiệt trong nhà

    Cây xanh là giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp hạ nhiệt không gian sống trong mùa nắng nóng. Không chỉ thanh lọc không khí, màu xanh mát mắt của các loại cây xanh sẽ giúp tâm trạng bạn dễ chịu, thoải mái hơn. Dưới đây là một số loại cây xanh được ưa...

  • Lưu ý về phong thủy cây xanh

    Lưu ý về phong thủy cây xanh

    Trồng cây hợp mệnh là sai lầm tương tự như việc chọn màu sắc nội thất, ngoại thất theo mệnh. Đối với cây cối, sẽ có nhiều ngũ hành tùy vào từng loại cây, hình dáng, màu sắc, tuy nhiên ngũ hành chủ đạo của cây đều là ngũ hành Mộc....

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.