14/01/2023 7:15 AM
“Cánh cổng” là khí khẩu, là điểm nạp khí, đón khí đầu tiên vào trong nhà, vậy nên đây là yếu tố cực kì quan trọng trong phong thủy. Tuy nhiên đa số chúng ta thường chỉ nghĩ đến cửa, mà quên đi vai trò phong thủy của cánh cổng.

Trường phái Dương Trạch Tam Yếu quan trọng: Môn, Chủ, Táo. “Môn” ở đây không những là cửa, mà còn là cổng. Cổng lấy khí cho đại cục, cho tổng thể cả một vùng, như cổng làng đón khí cho rất nhiều ngôi nhà ở trong làng. Nếu xét trong phạm vi ngôi nhà, đối với những nhà có khoảng sân vườn, cổng và cửa sẽ tách biệt nhau, vào cổng để vào khuôn viên lô đất, sau đó mới vào cửa để vào trong nhà.

Đối với thể loại nhà phố, nhà liền kề, hay dãy nhà kinh doanh buôn bán, sẽ gặp trường hợp cổng và cửa trùng nhau, khi đó vai trò của cổng và cửa là như nhau.

Các nguyên tắc cơ bản khi mở cổng

- Mở cổng ngoài tính toán đến hướng, phải chú trọng đến vị trí mở cổng. Vị trí mở cổng phải thu được vượng khí, sinh khí thì mới mang lại cát lành, nếu mở cổng sai vị trí có thể nạp tử khí, thoái khí, đem lại những điều kém may mắn.

- Khí vào cổng sẽ khác, khí vào cửa sẽ khác. Cửa có đón khí tốt mà cổng đón khí xấu thì ngôi nhà cũng không được tốt trọn vẹn. Để phong thủy được tối ưu, bắt buộc cả cửa và cổng đều phải nhận khí tốt, hỗ trợ cho nhau, sinh cát khí cho ngôi nhà và con người sống trong nhà đó.

- Nhà có thể nhiều cổng, tùy vào từng mục đích mà mở ở đâu, khi nào sử dụng.

- Nơi mở cổng nên tránh các thế sát lành ít dữ nhiều như: vướng nắp cống, trụ điện, mồ mả hay bị ngã 3, góc nhọn, đâm đối diện cổng,…

- Tránh cây lớn trước cổng. Phía trước nhà có cây cối để tạo cảnh quan, thanh lọc không khí, điều hòa khí hậu là điều tốt. Tuy nhiên, cây xanh cần vừa phải, nếu có cây cao to, tán rộng, dễ mang nhiều âm khí và choáng hết mặt tiền. Nhà có phong thủy tốt thì phía trước nên rộng rãi, thoáng đãng, chứ không phải âm u, tối tăm vì bóng cây che chắn.

- Có quan điểm cho rằng cổng và cửa không nên thẳng hàng nhau vì khiến luồng khí đi mạnh, tạo ra sát khí có hại cho ngôi nhà. Đối với nhà phố bề ngang hẹp, lại để ô tô, thì khó tránh khỏi điều này. Tuy nhiên, tùy từng tình huống mới có thể biết việc cổng và cửa thẳng hàng tốt hay xấu, tốt nhiều hay xấu nhiều. Trường hợp xấu, có thể dời cổng hoặc cửa lệch sang một bên, miễn sao tâm cổng và tâm cửa không thẳng hàng là được. Hoặc tạo vật cản bằng cây xanh ở sân hay vách trang trí, tủ kệ ở tiền sảnh để ngăn dòng khí đi nhanh cũng là cách hóa giải hiệu quả.

Các phương pháp mở cổng

- Mở cổng theo Phúc Nguyên. Đây là cách mở cổng dựa vào tuổi của gia chủ. Cách mở cổng này theo trường phái tam hợp. Ví dụ: gia chủ tuổi Tý, thì mở cổng ở sơn Thân hoặc Thìn, đều là Tam Hợp cục Thủy. Tuy nhiên cách làm này không phù hợp với thực tế, đặc biệt với nhà phố, khi cổng chỉ có thể mở phía trước. Đồng thời, khi lấy tuổi một cá nhân để mở cổng thì chỉ tốt cho cá nhân đó, như vậy chưa vẹn toàn, vì gia đình nếu đông người, vai trò mỗi người đều quan trọng, thì nên mở cổng tốt cho ngôi nhà, khi đó các thành viên đều có thể tốt.

- Mở cổng theo Thành Môn. Đây là pháp môn của trường phái Huyền Không. Nếu mở đúng cổng theo pháp này, sinh khí vào nhà sẽ được tăng thêm đáng kể. Để mở cổng theo Thành Môn, cần biết nhà hướng nào. Vị trí mở cổng sẽ là hai bên, thỏa mãn yêu cầu: thuần khí và khí phải là khí tốt. Nhiều trường hợp mở đúng vị trí Thành Môn nhưng đón khí xấu, như vậy cái xấu lại tăng thêm, cực kì nguy hiểm.

- Ngoài 2 phương pháp mở cổng trên, bạn cần lưu ý tránh thế sát xấu khi mở cổng, đó là Bát Sát. Khi mở cổng phạm Bát Sát mang lại nhiều điều không may mắn về: sức khỏe, tài lộc, công việc, tình cảm,… Bát Sát được tính dựa trên tương quan giữa vị trí mở cổng và tọa ngôi nhà. Để dễ hiểu, bạn có thể đối chiếu các trường hợp cụ thể dưới đây với tọa độ ngôi nhà của mình.

- Nhà hướng Bắc, cẩn thận khi mở cổng bên trái ngôi nhà (sơn Hợi). Nhà hướng Đông Bắc, cẩn thận khi mở cổng bên phải ngôi nhà (sơn Mão).

- Nhà hướng Đông, cẩn thận khi mở cổng bên phải ngôi nhà (sơn Tị). Nhà hướng Đông Nam, cẩn thận khi mở cổng bên phải ngôi nhà (sơn Ngọ).

- Nhà hướng Nam, cẩn thận khi mở cổng bên trái ngôi nhà (sơn Thìn). Nhà hướng Tây Nam, cẩn thận khi mở cổng phía sau ngôi nhà (sơn Dần).

- Nhà hướng Tây, cẩn thận khi mở cổng bên trái ngôi nhà (sơn Thân). Nhà hướng Tây Bắc, cẩn thận khi mở cổng bên trái ngôi nhà (sơn Dậu).

  • Cách bố trí cổng vào nhà đúng phong thủy

    Cách bố trí cổng vào nhà đúng phong thủy

    CafeLand – Theo quan niệm phong thủy, cổng nhà là điểm dừng chân đầu tiên nếu được bố trí hợp phong thủy sẽ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà, đồng thời phản ánh được tính cách riêng của gia chủ.

Kiến trúc sư - Phong thủy sư Nguyễn Đức Hiếu
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Báo giá cửa cổng sắt lùa đẹp năm 2022

    Báo giá cửa cổng sắt lùa đẹp năm 2022

    Cửa cổng sắt lùa ngày nay được rất nhiều gia chủ yêu thích và lựa chọn bởi nó không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian.

  • Mẫu cửa cổng sắt 2 cánh đẹp

    Mẫu cửa cổng sắt 2 cánh đẹp

    Thật là thiếu sót khi bạn thiết kế một ngôi nhà đẹp mà quên mất đi cánh cổng, bởi ngoài việc mang lại sự an toàn cho ngôi nhà thì lựa chọn cánh cổng phù hợp sẽ góp phần tạo nên sự thu hút, điểm nhấn cho ngôi nhà bạn. Dưới đây là những mẫu cửa cổng s...

  • Mẫu cổng sắt cho nhà cấp 4 đẹp, đơn giản ở nông thôn

    Mẫu cổng sắt cho nhà cấp 4 đẹp, đơn giản ở nông thôn

    Mẫu cổng sắt nhà cấp 4 ở nông thôn góp phần tạo nên sự cuốn hút cho ngôi nhà. Tùy vào thiết kế tổng thể của ngôi nhà và sở thích, đặc điểm lối sống của từng vùng nông thôn khác nhau mà bạn chọn mẫu cổng phù hợp....

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.